Hàn Quốc với những thách thức về "xã hội siêu già"

Số liệu thống kê từ Bộ Tư pháp Hàn Quốc cho biết tính đến ngày 10/7/2024, dân số trên 65 tuổi tại Hàn Quốc đạt 10.000.062 người, chiếm 19,51% tổng số dân. Theo đó, dự kiến con số người trên 65 tuổi sẽ vượt quá 20% vào năm 2025 và kỷ nguyên của xã hội siêu già của Hàn Quốc sẽ chính thức bắt đầu.

Xã hội siêu già và những thách thức cấp quốc gia

Người cao tuổi tại Seoul, Hàn Quốc.

Thống kê cho biết tốc độ già hóa dân số dự kiến sẽ còn diễn ra nhanh hơn nữa, trong đó dân số cao tuổi có thể sẽ vượt quá 30% vào năm 2035 và đạt 40% vào năm 2050. Đáng chú ý, tỷ lệ người cao tuổi giữa các vùng tại Hàn Quốc cũng rất khác nhau khiến đây trở thành vấn đề đòi hỏi sự ứng phó không chỉ của chính phủ mà còn của chính quyền địa phương.

Các khu vực đô thị như Seoul tỷ lệ người già là 18,96%, Gyeonggi là 16,09% và Incheon là 17,12% vẫn chưa thực sự bước vào thời kỳ xã hội siêu già tuy nhiên ở các địa phương khác như tỉnh Nam Jeonlla tỷ lệ người già lên tới 26,67%, tỉnh Bắc Gyeongsang là 25,35%, tỉnh Gangwon là 24,72% và tỉnh Bắc Jeonlla là 24,68% đã xếp loại xã hội siêu già do dân số cao tuổi đã chiếm từ 20% trở lên so với tổng số dân. Với tình hình hiện nay, có phân tích chỉ ra rằng, nếu không có thay đổi đáng kể, khu vực đô thị, nơi mật độ dân số tập trung cao sẽ có tốc độ già hóa nhanh hơn bởi những người trung niên sẽ bước vào tuổi già trong thời gian tới.

Do xã hội Hàn Quốc đang đồng thời trải qua tình trạng già hóa nhanh chóng và tỷ lệ sinh thấp so với các quốc gia khác nên có không ít quan điểm tiêu cực về tương lai của đất nước như năng suất lao động suy giảm, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có chiều hướng sụt giảm do nguồn cung lao động giảm. Giới phân tích cũng chỉ ra rằng khi dân số già tăng lên và số người hưởng lợi từ quỹ lương hưu quốc gia nhiều hơn số người đóng góp vào quỹ, cán cân tài chính của quỹ lương hưu quốc gia Hàn Quốc có thể sẽ chạm đáy vào năm 2055.

Bên cạnh đó, sự già hóa dân số cũng dẫn đến chi phí y tế tăng lên và gây áp lực lên sự ổn định của bảo hiểm y tế.

Giám đốc Viện nghiên cứu xã hội già hóa của Đại học Hanyang Lee Sam-sik cho biết sự gia tăng dân số già cũng đồng nghĩa với sự gia tăng dân số phụ thuộc. Đồng thời, điều đó có nghĩa là số người cần nhận lương hưu và trợ giúp về bảo hiểm y tế cũng ngày càng tăng. Nói cách khác, áp lực tài chính đối với cả lương hưu quốc gia và bảo hiểm y tế đều không ngừng tăng lên.

Chuyên gia Lee Sam-sik nhấn mạnh sự gia tăng dân số cao tuổi cũng có nghĩa là dân số trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc đang giảm dần. Do đó, việc tìm ra biện pháp ứng phó với vấn đề ‘vách đá lao động’ này cần được xem xét như một nhiệm vụ quốc gia.

Sự gia tăng dân số cao tuổi cũng có nghĩa là ngày càng có nhiều người bước vào tuổi già mà không được chuẩn bị trước. Điều này có nghĩa là trong tình huống lương hưu quốc gia không thể chịu trách nhiệm về cuộc sống hàng ngày của người cao tuổi, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi có thể trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng.

Tiêu chuẩn người cao tuổi mới và hướng tới một “xã hội cộng sinh”

Với việc người cao tuổi chiếm 20% dân số và tuổi thọ bình quân đạt 82,7 tuổi vào năm 2022, có nhiều ý kiến cho rằng Hàn Quốc cần thay đổi định nghĩa về người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên.

Chuyên gia Lee Sam-sik cho rằng đã đến lúc Hàn Quốc cần phải xác định lại định nghĩa về người cao tuổi, chẳng hạn như nâng mức tuổi lên thành 70~75. Có rất nhiều người trong nhóm tuổi ngoài 65 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh và nếu đẩy nhóm dân số này ra khỏi các hoạt động kinh tế như hiện nay sẽ là sự lãng phí cho cá nhân và quốc gia.

Hàn Quốc hiện có tỷ lệ người già nghèo và tỷ lệ người già tự tử cao nhất trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trước tình hình đó, nhiều ý kiến cho rằng nếu xã hội già hóa diễn ra nhanh chóng thì những tác động phụ mà xã hội Hàn Quốc phải đối mặt chắc chắn sẽ gia tăng.

Gu Hye-young, giáo sư phúc lợi xã hội tại Đại học Hanyang Cyber cho rằng trước tiên cần đảm bảo thu nhập cho người cao tuổi. Cùng với đó, Hàn Quốc cần cung cấp những việc làm phù hợp với người lớn tuổi. Giáo sư Gu Hye-young nhấn mạnh: Để giảm tỷ lệ tự tử ở người cao tuổi, Hàn Quốc cần tạo ra một môi trường nơi mọi người có thể cảm thấy được động viên và khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động tình nguyện. Việc kêu gọi lứa tuổi thanh thiếu thiếu tham gia hoạt động thiện nguyện là quan trọng song nếu người cao tuổi cũng đóng góp cho xã hội dù là việc nhỏ cũng sẽ giúp họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Giáo sư Seok Jae-eun thuộc Khoa Phúc lợi xã hội của Đại học Hallym thì cho rằng việc giải quyết xung đột thế hệ giữa người trẻ và người cao tuổi cũng phải đặt thành ưu tiên hàng đầu. Theo đó, cần tìm kiếm môi trường chung sống giữa các thế hệ, giảm bớt sự khác biệt và khoảng cách do tuổi tác thông qua việc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Theo đó, chuyên gia này đề xuất: để giảm bớt xung đột thế hệ, chúng ta cần tạo ra một xã hội cộng sinh, nơi thế hệ trẻ và thế hệ lớn tuổi quan tâm lẫn nhau. Thay vì nghĩ rằng người cao tuổi cần được đối xử một cách đặc biệt hơn, đã đến lúc cần tư duy xem làm sao để những người lớn tuổi có thể đóng góp một cách hiệu quả, thông cảm và tư vấn cho những lo lắng của thế hệ trẻ.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw