Hàn Quốc chấm dứt gần như tất cả các biện pháp hạn chế vì dịch COVID-19

Với việc Chính phủ hạ mức cảnh báo nguy cơ của đại dịch COVID-19 từ mức "nghiêm trọng" xuống 'cảnh giác', người dân Hàn Quốc có thể trở lại cuộc sống bình thường sau 3 năm 4 tháng.

Tổng thống Yoon Suk Yeol (giữa) chủ trì cuộc họp ứng phó với COVID-19 tại văn phòng tổng thống ở Seoul ngày 11/5/2023.
Tổng thống Yoon Suk Yeol (giữa) chủ trì cuộc họp ứng phó với COVID-19 tại văn phòng tổng thống ở Seoul ngày 11/5/2023.

Phát biểu tại cuộc họp về ứng phó với dịch COVID-19 ngày 11/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên bố chấm dứt gần như tất cả các biện pháp hạn chế trên toàn quốc, bao gồm cả việc cách ly bắt buộc đối với các bệnh nhân COVID-19. Theo đó, thời gian cách ly 7 ngày đối với những người mắc COVID-19 sẽ được chuyển từ “bắt buộc” thành “khuyến nghị” trong thời gian 5 ngày.

Cũng theo Tổng thống Yoon Suk Yeol, quy định đeo khẩu trang trong nhà cũng sẽ được dỡ bỏ ở mọi nơi ngoại trừ các bệnh viện, đặc biệt trong các phòng bệnh. Bên cạnh đó, các xét nghiệm PCR sẽ không còn được khuyến nghị cho những người đến Hàn Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc bày tỏ sự vui mừng khi người dân có thể trở về cuộc sống bình thường sau 3 năm 4 tháng phòng chống dịch. Ông khẳng định, điều này có được là nhờ sự cống hiến và nỗ lực của nhiều người; ông đồng thời cảm ơn các nhân viên y tế tuyến đầu, nhân viên ngành y tế và các cơ quan chức năng đã nỗ lực để đẩy lùi dịch bệnh.

Các biện pháp mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6 tới khi mức độ khủng hoảng quốc gia đối với COVID-19 sẽ được hạ từ "nghiêm trọng" xuống "cảnh giác". Các biện pháp này được đưa ra vài ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại dịch COVID-19.

Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho việc thử nghiệm và điều trị COVID-19 và chuẩn bị kỹ lưỡng để chống lại các đại dịch trong tương lai bằng cách thiết lập một hệ thống ứng phó dựa trên cơ sở khoa học.

Ông cũng tuyên bố sẽ tăng cường khả năng phát triển vắc-xin của đất nước, đồng thời tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế và xây dựng một chính sách chi tiết sau COVID-19, coi những thay đổi xã hội do đại dịch gây ra là động lực tăng trưởng trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Ngày Khí tượng Thế giới 23/3: Cùng nhau thu hẹp khoảng cách cảnh báo sớm

Thế giới có thể thu hẹp khoảng cách tài chính cho hệ thống cảnh báo sớm và bảo đảm rằng mọi quốc gia đều có đủ nguồn lực cần thiết để tăng cường khả năng chống chịu, đồng thời bảo vệ cộng đồng trước những tác động ngày càng mạnh mẽ của thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Nữ Tổng thống Namibia đầu tiên tuyên thệ nhậm chức

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Phi, trong một sự kiện lịch sử trùng với kỷ niệm 35 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Namibia (21/3/1990 - 21/3/2025), bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã chính thức tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của quốc gia khu vực Nam Phi này.

fb yt zl tw