Hải Phòng hợp long cầu vượt biển dài nhất Việt Nam

Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện nối bán đảo Đình Vũ với huyện đảo Cát Hải sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 5, tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng.

Ngày 6/1 tại Hải Phòng, Bộ Giao thông Vận tải và cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hợp long nhịp dài nhất trên cây cầu Tân Vũ - Lạch Huyện.

Được khởi công tháng 5/2014, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam, hình thành tuyến đường bộ ra huyện đảo Cát Hải dự kiến khánh thành sau 3 năm xây dựng. Dự án có tổng mức đầu tư gần 12.000 tỷ đồng được tài trợ chủ yếu bằng vốn vay của JICA.

Cầu dài 4,9 km, bề mặt rộng 16 m với 4 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh tăng lên 6 làn xe, được xây dựng bằng bê tông cốt thép dự ứng lực với phương pháp tiên tiến lắp ghép từng nhịp.

Chiều cùng ngày, UBND TP Hải Phòng đồng thời khởi công xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm, nối trung tâm thành phố với khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên.

Cầu Hoàng Văn Thụ được thiết kế có hình dáng “cánh chim biển”, là cầu vòm ống thép nhồi bê tông có chiều dài hơn 1.570 m, bề rộng 33,5 m. Cầu gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và đường dành cho người đi bộ. Đường dẫn thiết kế 2 nhánh hình tròn đối xứng, bán kính 65 m.

hai-phong-hop-long-cau-vuot-bien-dai-nhat-viet-nam-1

Mô phỏng cầu Hoàng Văn Thụ bắc qua sông Cấm dài 1.570 m.

Công trình có tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và các nguồn vốn khác, dự kiến hoàn thành quý I/2019.

Hải Phòng kỳ vọng cầu Hoàng Văn Thụ sẽ giúp mở rộng thành phố về phía Bắc, từng bước hoàn thiện trung tâm hành chính mới vào năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt.

(Theo VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw