Hai kịch bản về cách AI tác động đến tăng trưởng thương mại toàn cầu

Trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.

2.jpg

Theo báo cáo mới của Ban Thư ký Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về tác động tiềm ẩn của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với thương mại thế giới, trong kịch bản lạc quan, tăng trưởng thương mại thực tế toàn cầu có thể tăng gần 14 điểm phần trăm vào năm 2040 nếu ứng dụng AI đều khắp thế giới và tăng trưởng năng suất đạt mức cao.

Ngược lại, trong kịch bản thận trọng khi ứng dụng AI không đồng đều và tăng trưởng năng suất thấp, dự báo tăng trưởng thương mại chỉ dưới 7 điểm phần trăm.

Các nền kinh tế thu nhập cao được đánh giá sẽ ghi nhận mức tăng năng suất lớn nhất, trong khi các nền kinh tế thu nhập thấp có tiềm năng tốt hơn để giảm chi phí thương mại.

Báo cáo có tựa đề “Giao dịch bằng trí tuệ: AI định hình và được định hình như thế nào trong thương mại quốc tế”, đề cập cách AI có thể giảm chi phí thương mại, định hình lại thương mại dịch vụ, tăng thương mại hàng hóa và dịch vụ liên quan đến AI và xác định lại lợi thế so sánh của nền kinh tế.

Báo cáo cũng nêu bật khác biệt ngày càng tăng giữa các cách tiếp cận về quy định liên quan AI, tác động đến các cơ hội thương mại cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Theo báo cáo, bằng cách giảm chi phí thương mại, AI có thể giúp cân bằng sân chơi cho các nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ vượt qua các rào cản thương mại, thâm nhập thị trường toàn cầu và tham gia vào thương mại quốc tế.

Báo cáo lưu ý rằng AI có thể chuyển đổi mô hình thương mại dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ được cung cấp kỹ thuật số, dự báo sẽ có mức tăng trưởng tích lũy gần 18 điểm phần trăm trong kịch bản lạc quan.

Báo cáo cũng cung cấp tổng quan về các sáng kiến của chính phủ được thực hiện ở cấp độ trong nước, khu vực và quốc tế nhằm thúc đẩy và quản lý AI, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của WTO trong việc tạo điều kiện cho thương mại liên quan đến AI, bảo đảm AI đáng tin cậy và thúc đẩy sự thống nhất trong quy định toàn cầu.

Trong lời tựa của báo cáo, Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nêu rõ: “Báo cáo nhằm mở ra cuộc thảo luận về cách WTO có thể thúc đẩy phát triển và triển khai AI, giảm thiểu các rủi ro liên quan và mối lo ngại về sự khác biệt trong quy định giữa các nước. Về vấn đề này, hai câu hỏi định hướng mà báo cáo cố gắng giải quyết là: Bằng cách nào WTO có thể bảo đảm lợi ích của AI được chia sẻ rộng rãi, và cách thức có sự phối hợp toàn cầu để giải quyết những thách thức từ AI".

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Cùng với tốc độ tăng trưởng kết nối Internet, người dân hội nhập vào môi trường số thì những nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, bị tấn công, lừa đảo cũng nhiều hơn. Điều này đang đặt ra những thách thức đối với không chỉ các cơ quan quản lý, các bộ ngành mà còn với chính cả mỗi người dân.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

fbytzltw