Hà Nội thu 2.350 tỷ đồng từ du lịch trong 7 ngày Tết Nguyên đán

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Hà Nội ước đón 653.000 lượt khách, tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 2.350 tỉ đồng.

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội ngày 14/2, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (từ ngày 8/2 đến hết ngày 14/2 dương lịch, tức từ ngày 29/12 đến hết 5/1 âm lịch), lượng du khách đến với thủ đô ước đạt 653.000 lượt, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lượng khách quốc tế tiếp tục tăng trưởng mạnh, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2023, đạt 103.000 lượt. Các thị trường khách đến thủ đô trong dịp Tết cổ truyền chủ yếu là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Ấn Độ, Anh, Pháp…

Khách nội địa ước đón 550.000 lượt, chủ yếu là du khách đến du xuân, trẩy hội đầu năm. Nhiều điểm đến thu hút du khách như Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn đón 80.600 lượt khách (tính riêng ngày 13/2/2024 tức mồng 4 Tết đón 35.000 lượt khách); Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón hơn 106.000 lượt khách; Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long đón hơn 48.700 lượt khách; Khu di tích Cổ Loa đón 25.000 lượt khách; Điểm du lịch làng cổ Đường Lâm đón khoảng 15.000 lượt khách...

Công suất bình quân khối khách sạn ước đạt 59,6%, lượng khách có lưu trú chủ yếu là khách quốc tế đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ.

di-chua-dau-nam-7-845.jpg
Trong thời gian diễn ra kỳ nghỉ tết Nguyên đán, Hà Nội đã có nhiều chương trình, sự kiện ấn tượng dành cho người dân, du khách trải nghiệm về Tết cổ truyền của người Việt và nhiều lễ hội đặc sắc.

Lễ hội kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Công viên văn hóa Đống Đa mùng 5 Tết thu hút hàng ngàn người dân đến tham quan, tưởng nhớ công lao của vị anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Bên cạnh đó, nhiều lễ hội sẽ được khai mạc vào mùng 6 tháng giêng hứa hẹn sẽ tiếp tục là những điểm đến được du khách quan tâm như lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức, Hà Nội), Hội Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội)…

Từ ngày 8 - 14/2, Đoàn kiểm tra của Sở Du lịch Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại một số điểm đến du lịch tập trung đông khách du lịch trên địa bàn Thành phố, gồm: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long, khu vực Đền Ngọc Sơn và xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý tại các điểm đến du lịch Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long đã tập trung, tăng cường cơ sở vật chất, công tác tổ chức đón tiếp khách du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, sẵn sàng phục vụ cho số lượng đông đảo khách du lịch trong dịp tết Nguyên đán, việc trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp được bố trí tại khu vực riêng, giảm thiểu tối đa việc gây cản trở giao thông, không xuất hiện hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn có điểm đến du lịch chưa đảm bảo tốt công tác vệ sinh môi trường, nhất là sau thời điểm giao thừa.

Năm nay, Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách (tăng 10,4% so với năm 2023); trong đó gồm 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách có lưu trú) và 21,5 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99.770 tỉ đồng.

Theo Việt Nam Net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw