Hà Giang - điểm đến đặc biệt nơi địa đầu Tổ quốc

Hà Giang được CNN bình chọn là 1 trong 10 điểm đến tuyệt vời nên khám phá khi đến Việt Nam.

Nơi đây nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của những ngọn núi, thác nước và ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ. Là nơi quần tụ, sinh sống của 19 dân tộc, mỗi dân tộc mang những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, tạo nên sự đa dạng về văn hóa của Hà Giang.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì với vẻ đẹp như tranh vẽ.

Ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì với vẻ đẹp như tranh vẽ.

Ở Hà Giang, dân tộc Mông chiếm đa số với hai nhóm chính là: Mông trắng và Mông hoa. Đây cũng là một trong những dân tộc ít bị mai một về văn hóa. Người Mông ở đây thích nghi với đời sống trên các dãy núi cao từ 800 - 1.700 m so với mặt nước biển, thế nên rất nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô. Họ còn rất giỏi trong việc đan lát, làm gỗ, dệt vải lanh cho ra đời những trang phục truyền thống độc đáo.

Toàn tỉnh có 91 di sản văn hóa, trong đó có 31 di tích, danh thắng được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận nằm trong hệ thống mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu. Danh thắng này đã mang lại nhiều giá trị to lớn cho Hà Giang, đặc biệt là về du lịch và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dự án khu đô thị mới Hà Phương với 100 tiện ích đi kèm được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách.

Dự án khu đô thị mới Hà Phương với 100 tiện ích đi kèm được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp cho du khách.

Ngoài Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh làm mê đắm lòng người, những điểm du lịch được khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích như: Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì, mùa hoa Tam giác mạch… Bên cạnh đó, tỉnh Hà Giang còn có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Cam sành, chè Shan tuyết cổ thụ, các sản phẩm làm từ hoa Tam giác mạch… Nền văn hóa ẩm thực của Hà Giang cũng hết sức đa dạng: Cháo Ấu tẩu của người Mông, rêu nướng của dân tộc Tày.

Để thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thời gian qua tỉnh Hà Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để thúc đẩy ngành Du lịch, thu hút đầu tư vào địa phương. Với sự chỉ đạo kịp thời và quyết liệt của các cấp lãnh đạo, được sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, ngành Du lịch Hà Giang đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Trong năm 2022, Hà Giang đón hơn 2,2 triệu du khách đến tham quan, trong đó có hơn 80 nghìn người đến từ 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Doanh thu đạt 4.536 tỷ đồng, tăng 165% so với năm 2021.

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ trên cao.

Cao nguyên đá Đồng Văn nhìn từ trên cao.

Bên cạnh những điểm đạt được, Hà Giang có những chiến lược để thu hút nhà đầu tư với các dự án khu đô thị - du lịch - nghỉ dưỡng cao cấp. Nằm trong quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035 được phê duyệt theo Quyết định số 1578/QĐ-TTg ngày 13/10/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt định hướng phát triển thành phố Hà Giang là đô thị loại II trong giai đoạn đến 2030. Theo đó, Hà Giang sẽ là đô thị xanh với các giá trị về sinh thái, kiến trúc truyền thống, văn hóa bản địa được gìn giữ, phát huy hiệu quả và bền vững.

Một trong những tiềm năng phát triển du lịch của Hà Giang là dịch vụ du lịch hạng sang. Các khách sạn, resort sang trọng đang được xây dựng sẽ giúp địa phương thu hút ngày một nhiều hơn những du khách có mức chi tiêu cao, có nhu cầu sử dụng những dịch vụ đẳng cấp, tiện nghi. Dòng khách hàng du lịch này sẽ mang đến nguồn thu lớn, mở ra nhiều cơ hội bứt phá cho Hà Giang.

Có thể nói, du lịch Hà Giang tuy đi sau nhưng biết đón đầu, tránh những hệ lụy của những địa danh du lịch đã phát triển, tránh việc khách đến một lần và không quay lại. Thay vào đó, tỉnh tập trung thu hút du khách đến lưu trú dài ngày, đến nhiều lần, chi tiêu nhiều hơn và chính du khách sẽ là người giới thiệu, quảng bá du lịch Hà Giang tới bạn bè trong nước và quốc tế.

Báo Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw