Các dự án thủy điện hoàn thành trong năm 2022:

Góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp

LCĐT - Theo kế hoạch, hết năm 2022, toàn tỉnh sẽ có thêm 4 dự án thủy điện hoàn thành với tổng công suất 48,5 MW, gồm thủy điện Suối Chút 1 (7 MW), Nậm Sài (19 MW), Bảo Nhai 2 (14,5 MW), Séo Chong Hô mở rộng (8 MW). Đến nay, 3 dự án đã hoàn thành và phát điện, còn Dự án Thủy điện Nậm Sài đang triển khai lắp đặt máy, sẵn sàng phát điện theo đúng kế hoạch.

Những ngày cuối năm, trên công trường Dự án Thủy điện Nậm Sài, hơn 100 kỹ sư, công nhân đang tập trung hoàn thiện những khâu cuối cùng để đưa nhà máy vào vận hành. Dự án Thủy điện Nậm Sài có công suất lắp máy 19 MW, do Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long đầu tư xây dựng tại xã Liên Minh và xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa). Đây là dự án có công suất lớn nhất trong số 4 nhà máy vận hành trong năm nay.

Đập đầu mối thủy điện Nậm Sài.
Đập đầu mối thủy điện Nậm Sài.

Tại khu vực đập đầu mối, chủ đầu tư đang phối hợp với các sở, ngành thực hiện các quy trình thủ tục để tích nước vận hành thử. Khu vực nhà máy, hai tổ máy đã được lắp đặt xong các thiết bị đặt sẵn trong bê tông. Ông Lê Văn Mạnh, phụ trách kỹ thuật, Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long cho biết: Những phần việc này lẽ ra đã hoàn thành từ tháng 6 năm nay, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên thiết bị về nhà máy chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của chủ đầu tư và nhà thầu, đến nay tiến độ thi công đã được kiểm soát.

Kiểm tra thiết bị trước khi lắp đặt. Công nhân sẵn sàng vận hành nhà máy.
Kiểm tra thiết bị trước khi lắp đặt.
Kiểm tra thiết bị trước khi lắp đặt. Công nhân sẵn sàng vận hành nhà máy.
Công nhân sẵn sàng vận hành nhà máy.

Ngay sau khi thiết bị về nhà máy, các chuyên gia nước ngoài và Việt Nam đã gấp rút lắp đặt, hiệu chỉnh thông số. Song song với đó, đội ngũ công nhân cũng được cử đi đào tạo, sẵn sàng làm chủ hệ thống. Thực hiện cam kết khi đầu tư tại địa phương, nhà máy này đã tuyển dụng hơn một nửa là lao động đồng bào dân tộc thiểu số người địa phương. Chị Lương Thị Hào, nhà ở xã Tả Van - một trong những công nhân vừa được Công ty Cổ phần Công nghiệp Việt Long đưa đi đào tạo chuẩn bị làm việc tại nhà máy - cho biết: Được làm việc gần nhà lại có thu nhập ổn định là điều mong ước của những thanh niên nông thôn như tôi.

Trước đó, với sự nỗ lực của chủ đầu tư và nhà thầu, 3 nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành và phát điện, gồm: Nhà máy Thủy điện Bảo Nhai 2, công suất lắp máy 14,5 MW, do Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 299 đầu tư xây dựng tại xã Cốc Lầu và xã Nậm Đét (huyện Bắc Hà); Nhà máy Thủy điện Séo Chong Hô mở rộng, công suất 8 MW do Công ty TNHH Đầu tư điện lực Việt Trung đầu tư xây dựng tại xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa); Nhà máy Thủy điện Suối Chút 1, công suất 7 MW do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Cộng Lực thực hiện tại xã Làng Giàng và xã Dương Quỳ (huyện Văn Bàn).

Các dự án thủy điện sau khi chính thức hoạt động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng nguồn thu cho ngân sách, đóng góp sản lượng điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh một số nhà máy sản xuất công nghiệp tại các khu công nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn thì việc các nhà máy thủy điện đi vào vận hành đã góp phần gia tăng giá trị, duy trì đà tăng trưởng sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Khi Nhà máy thủy điện Nậm Sài đi vào hoạt động thì toàn tỉnh có 71 dự án hoàn thành phát điện, với tổng công suất 1.128,85 MW. Dự kiến trong năm 2023 có thêm 4 dự án thủy điện hoàn thành, gồm: Thủy điện Móng Sến (6 MW), thủy điện Nậm Khóa 3 mở rộng (10 MW), thủy điện Bảo Nhai bậc 1 (14 MW), thủy điện Mây Hồ (6,5 MW).

Để các dự án thủy điện đảm bảo thi công, Sở Công Thương đã đề nghị các chủ đầu tư thường xuyên cập nhật tiến độ chi tiết, đồng thời phối hợp với các sở, ngành liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục, đưa các nhà máy vào hoạt động.                         

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Điều chỉnh một số đoạn tuyến trên các Quốc lộ 37, 37B, 39 thành đường địa phương

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Quyết định số 442/QĐ-BGTVT, điều chỉnh một số đoạn tuyến cũ trên các Quốc lộ (QL)37, QL37B, QL39 qua tỉnh Thái Bình thành đường địa phương và bàn giao để UBND tỉnh quản lý, khai thác, bảo trì theo quy định pháp luật, do đã có các đoạn tuyến QL mới thay thế.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Kinh nghiệm giải ngân vốn đầu tư công tại Lào Cai

Những năm gần đây, tỉnh Lào Cai luôn nằm trong nhóm những địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao. Năm 2023, Lào Cai giải ngân đạt 5.979 tỷ đồng, đứng thứ 12/63 các tỉnh, thành phố cả nước. Quý I/2024, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt 21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao.

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Việt Nam trở thành đối tác xuất khẩu gạo lớn nhất tại Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết: 3 tháng đầu năm 2024 đánh dấu sự vươn lên của Việt Nam bởi lần đầu tiên chạm ngưỡng quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore trong giai đoạn gần đây, chiếm 32,03% thị phần, kim ngạch cao hơn so với Ấn Độ (6,96%) và Thái Lan (8,28%). Cùng đó, Ấn Độ, Thái Lan lần lượt giữ 2 vị trí tiếp theo với kim ngạch lần lượt là 33,63 triệu SGD và 33,16 triệu SGD. Cả 3 nước xuất khẩu hàng đầu chiếm 91,21% thị phần gạo tại Singapore.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Xúc tiến thương mại miền núi chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng

Để khai thác hết tiềm năng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Trung du, miền núi phía Bắc, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết để cùng thống nhất, đồng hành phát triển các sản phẩm thế mạnh chủ lực, từ đó tham gia sâu vào các mô hình chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị phù hợp.

fb yt zl tw