Giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững

Khu vực kinh tế tập thể (KTTT), hợp tác xã (HTX) đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo đa chiều. Đặc biệt với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ( DTTS), miền núi được xem là bệ đỡ tạo sinh kế cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Sản phẩm chè của hợp tác xã sản xuất chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang).

Tạo sinh kế cho người dân

Đánh giá vai trò của HTX, ông Hoàng Xuân Lương - nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, cả nước hiện nay có khoảng trên 29.000 HTX, trên 223.000 tổ hợp tác, riêng vùng đồng bào DTTS có khoảng 5.000 HTX và hơn 10 nghìn tổ hợp tác. Tuy nhiên, ở vùng đồng bào DTTS hiện nay, các khu công nghiệp lớn chưa phát triển, các nhà máy chế biến chưa được đầu tư nhiều, do đó vai trò của HTX, tổ hợp tác rất quan trọng. Sự xuất hiện của HTX và tổ hợp tác ở vùng DTTS và miền núi đã giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân.

Hơn nữa, HTX, tổ hợp tác hình thành các dịch vụ liên kết như: Hỗ trợ vay vốn, tiêu thụ sản phẩm…, từng hộ gia đình liên kết trong thôn bản, dòng họ với nhau tạo ra mối liên kết kinh doanh sản xuất, từ đó nâng cao đời sống người dân... Đặc biệt, thời gian gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, tổ hợp tác đã biết dùng điện thoại thông minh của cá nhân để kết nối thông tin, liên kết, giao lưu với nhau qua mạng, từ đó để hỗ trợ, hướng dẫn nhau. Đây là vai trò rất quan trọng của HTX và tổ hợp tác.

Thực tế, tại nhiều địa phương đã hình thành mô hình kinh tế HTX, tổ hợp tác dù với quy mô nhỏ nhưng bước đầu HTX đã góp phần tạo sự liên kết trong sản xuất từ đó tạo việc làm cũng như thu nhập ổn định cho người dân. Đơn cử, tại huyện Mường Tè (Lai Châu), có trên 30 HTX đang hoạt động tại 6 xã, thị trấn, trên các lĩnh vực xây dựng, nông - lâm - ngư - nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ… Với tổng doanh thu các HTX trên địa bàn huyện đạt 908 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 52,75 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân thành viên HTX đạt 45 triệu đồng/năm. Thông qua phát triển HTX đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm người dân trên chính mảnh đất quê hương của mình.

Có chính sách hỗ trợ mô hình hợp tác xã

Theo bà Chu Thị Vinh - Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khu vực KTTT, HTX đóng vai trò rất quan trọng trong công tác giảm nghèo đa chiều. Đến thời điểm này, khi nhắc đến mô hình HTX, đều có thể định danh ngay được một số sản phẩm tiêu biểu của vùng miền. Ví dụ, khi nói đến các sản phẩm quế, hồi, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở khu vực Yên Bái, Lào Cai; hay khi nhắc đến sản phẩm bưởi da xanh, có thể nghĩ đến các HTX ở Bến Tre, Sóc Trăng… Như vậy, nhờ có các HTX mà các sản phẩm vùng, miền địa phương có thương hiệu, được người dân trong cả nước biết đến.

Rõ ràng hiệu quả từ mô hình HTX đem lại rất lớn song thực tế vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện có số lượng HTX không nhiều, quy mô nhỏ. Theo bà Vinh nguyên nhân có nhiều song tựu chung do tính đặc thù của đồng bào DTTS ở vùng cao, địa bàn khó khăn, đất đai manh mún, sản phẩm hàng hóa ít, chủ yếu tự cung, tự cấp, dân cư thưa thớt nên khi sản xuất mới chỉ đủ đáp ứng sinh hoạt, người dân chưa thể nghĩ đến sản phẩm dịch vụ, chưa nghĩ đến việc làm kinh tế. Do vậy, người dân nơi đây cũng chưa thể xây dựng, phát triển lên HTX và tổ hợp tác.

Đồng thời, sự liên kết và hợp tác của đồng bào chưa cao, vì kinh tế chưa đảm bảo ổn định, chưa có hướng phát triển dịch vụ nên chưa nghĩ đến tính hợp tác. Họ mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ nhau trong thôn, bản về đổi công, đồng áng, trồng trọt truyền thống… Công tác tuyên truyền về KTTT tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn hạn chế, chưa triển khai và phát huy được nội dung này.

Từ thực tế trên, theo các chuyên gia và địa phương, Nhà nước cần sớm có giải pháp hỗ trợ đặc biệt hỗ trợ về vốn, đất đai cũng như tiêu thụ sản phẩm để các HTX phát triển bền vững cũng như mở rộng về quy mô, để từ đó tạo sinh kế bền vững hơn cho người dân ngay chính tại quê hương mình.

Báo Đại đoàn kết null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Ảnh: Tảo tần trên nương chè Lùng Vai

Lùng Vai được gọi là “thủ phủ chè” của huyện Mường Khương, khi có gần 800 hộ dân trồng chè với gần 1 nghìn ha trải dài khắp 14 thôn bản. Nơi đây như được khoác tấm áo xanh mát mắt, uốn lượn theo những triền đồi. Những ngày này, trên các nương, đồi chè rộn rã tiếng nói, cười của những nông dân đang vào vụ thu hái chè.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

fb yt zl tw