Giữ “hồn” dân tộc Bố Y

LCĐT - Chúng tôi gặp ông Dương Tuấn Nghĩa, Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch để tìm hiểu về công tác sưu tầm, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Một trong những câu chuyện mà ông Nghĩa nhắc đến làm chúng tôi rất ấn tượng là việc bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y - cộng đồng dân tộc có số dân rất ít nhưng lại có văn hóa truyền thống đặc sắc và độc đáo. Tuy nhiên, bản sắc văn hóa người Bố Y có nguy cơ mai một, nên công tác bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc này đang được ngành chức năng và chính quyền địa phương quan tâm.

Phát huy những giá trị văn hóa đậm bản sắc

Theo gợi ý của ông Dương Tuấn Nghĩa, chúng tôi tìm đến xã Thanh Bình (Mường Khương), nơi tập trung khá đông người Bố Y sinh sống để tìm hiểu thêm những nét độc đáo và việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào nơi đây. Qua tài liệu và lời kể của những vị cao niên ở địa phương, chúng tôi nhận thấy, nổi bật trong số những sinh hoạt văn hóa của người Bố Y là Tết Sử Giề Pà (Lễ tạ ơn trâu) tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 4 hằng năm.

Thực hiện nghi lễ trong Tết Sử Giề Pà.
Thực hiện nghi lễ trong Tết Sử Giề Pà.

Theo truyền thuyết, Tết Sử Giề Pà nói về thời xa xưa, Nhà Trời đưa một con trâu trắng xuống hạ giới giúp dân tìm ra nguồn nước để vượt qua nạn hạn hán lịch sử. Trong thực tế đời sống, người Bố Y có truyền thống cấy lúa nước từ rất lâu đời và con trâu đóng vai trò hết sức quan trọng. Tết Sử Giề Pà độc đáo với mâm lễ vật cúng chung của làng là chiếc đầu trâu được nặn bằng xôi bảy màu, có đôi sừng dài tượng trưng cho con trâu trưởng thành khỏe mạnh, thêm trứng nhuộm phẩm đỏ, xôi bảy màu, gà luộc nguyên con, rượu, chè, hương, tiền... Người thực hiện lễ cúng rót rượu, trà, khấn mời thần trâu, thần thổ địa và các vị thần khác về ăn tết cùng dân làng. Ông thay mặt cho dân làng gửi gắm những ước vọng đến thần linh, đặc biệt là cầu mong các vị thần bảo vệ con trâu của họ luôn mạnh khỏe. Kết thúc lễ cúng, những người đến tham dự sẽ cùng nhau ăn uống, thụ lộc để làm lý. Họ tin rằng, ăn những lễ vật đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh của các vị thần. Chiếc đầu trâu làm bằng xôi bảy màu dành lại cho gia đình đã chuẩn bị lễ. Nghi lễ kết thúc, mọi người trở về nhà tiếp đón khách; thanh niên, trẻ con tụ tập tại điểm diễn ra các hoạt động vui chơi của làng để tham gia trò chơi, hát giao duyên… Ý nghĩa văn hóa của Tết Sử Giề Pà là mong ước của người Bố Y luôn được thần linh phù hộ cho gia súc khỏe mạnh, mùa màng bội thu, thóc lúa đầy bồ. Phần hội có những tiết mục dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian làm tăng thêm tính liên kết của cộng đồng trong bản làng.

Nhận thấy nguy cơ bị mai một, năm 2013, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xây dựng Dự án bảo tồn Tết Sử Giề Pà (Tạ ơn trâu) của người Bố Y, đến nay, việc phục dựng và phát huy nét sinh hoạt văn hóa này đã có những thành công bước đầu. Từ khi triển khai dự án, vào dịp đầu tháng 4 hằng năm, nếu du khách ghé thăm thôn Lao Hầu, xã Thanh Bình (Mường Khương) sẽ được sống trong không khí vui tươi, phấn khởi của Tết Sử Giề Pà.

Giữ “hồn” dân tộc Bố Y

Gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình luôn là nỗi trăn trở, thôi thúc những vị cao niên người Bố Y như ông Dì Si Sần, bà Lồ Lài Sửu ở xã Thanh Bình (Mường Khương). Năm nay, ông Sần đã bảy mươi tuổi. Trong cộng đồng người Bố Y ở Thanh Bình, ông được bà con rất kính trọng bởi nhân cách đức độ, sự am tường tín ngưỡng, lễ giáo của dân tộc, do đó ông được bà con tín nhiệm cử làm chủ tế trong ngày Tết Sử Giề Pà hằng năm.

Từ nhiều năm nay, ông Sần thường tổ chức các hoạt động truyền dạy cho thế hệ trẻ các bài cúng tế, nhịp dân ca, dân vũ, các trò chơi dân gian của dân tộc và phổ biến phong tục, tập quán của dân tộc Bố Y. Dự án bảo tồn và phục dựng Tết Sử Giề Pà do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện đã giúp ông Sần hiện thực hóa mơ ước, đó là giúp bà con dân tộc mình được sống trong không gian văn hóa đậm đà bản sắc; qua đó, cộng đồng người Bố Y tăng thêm tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc.

Một trong những người đang tích cực hỗ trợ ông Sần bảo tồn văn hóa của người Bố Y là cán bộ văn hóa trẻ xã Thanh Bình - anh Lùng Tải Phà (con trai của nghệ nhân dân gian Lồ Lài Sửu). Trao đổi với phóng viên, anh Phà chia sẻ: “Thế hệ trẻ như chúng tôi đang có ý thức rất tốt trong gìn giữ, phát huy vốn văn hóa của dân tộc mình. Trong xã hội hiện đại, giao thoa văn hóa có thể khiến bản sắc văn hóa mỗi dân tộc bị mai một, đồng hóa phần nào. Vì vậy, tôi đang cố gắng sưu tầm những bài cúng, bài ca dao, dân ca mà mẹ tôi nghiên cứu, sưu tầm được, đồng thời thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt văn hóa trên địa bàn”. Kể về bà Lồ Lài Sửu, nghệ nhân dân gian người Bố Y, cán bộ văn hóa xã Lùng Tải Phà cho biết: Trong những buổi truyền dạy văn hóa dân tộc Bố Y, bà Sửu thường dạy cho thế hệ trẻ bằng lối diễn đạt hết sức sinh động, nên dễ tiếp nhận. Đó là những trò chơi dân gian, những bài đồng dao của người Bố Y, như trò chơi “Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài”, “trồng cây thuốc thơm”, ca dao về “cầu nương”, “ánh trăng”, chơi “cờ vua”, hát về “con đường đi”...

Hát giao duyên.
Hát giao duyên.

Ông Dương Tuấn Nghĩa, Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh cho rằng, hoạt động lưu giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc cần gắn liền với phát huy các giá trị trong đời sống. Điều đó không chỉ thực hiện đối với Tết Sử Giề Pà, cơ quan chuyên ngành còn tìm hiểu các sản phẩm văn hóa khác của người Bố Y như nghi lễ cầu sức khỏe, nghi lễ giải hạn của gia đình, dòng họ, lễ “mời tiên”... Đó là những di sản có giá trị văn hóa rất lớn, ảnh hưởng tích cực đến đời sống, tín ngưỡng trong cộng đồng người Bố Y nói riêng và các dân tộc thiểu số nói chung. Tính nhân văn, giáo dục của các di sản trên sẽ góp phần tích cực trong việc hướng cộng đồng đến một xã hội gắn kết và hướng tới giá trị chân, thiện, mỹ.

Xã Thanh Bình, huyện Mường Khương vốn được du khách biết đến với những đồi chè xanh điệp trùng, những thắng cảnh say đắm lòng người. Giờ đây, việc bảo tồn, phát huy bản sắc các dân tộc, trong đó có dân tộc Bố Y đang tạo nên điểm nhấn trong “bức tranh” văn hóa sinh động của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt trọn bộ tiểu thuyết sử thi 'Nước non vạn dặm' về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/5, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà xuất bản Văn học, Công ty cổ phần truyền thông và văn hóa Liên Việt đã phối hợp tổ chức lễ ra mắt bộ tiểu thuyết sử thi “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS.TS, nhà báo, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường gửi lẵng hoa chúc mừng.

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Đền thờ Bác Hồ: Biểu tượng của niềm tin

Ở vùng đất cực nam của Tổ quốc với những cánh rừng ngập mặn và sóng nước mênh mông, có những công trình linh thiêng đi cùng lịch sử đấu tranh cách mạng và phát triển của dân tộc. Đó là các đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi quy tụ tình cảm, lòng trung kiên của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tỉnh Cà Mau đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam, níu chân du khách trở lại

Ẩm thực Việt Nam từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những gánh hàng rong trên hè phố, những quán nhỏ bên lề đường. Từ món bún chả thơm lừng ở Hà Nội, ổ bánh mì giòn rụm ở Sài Gòn, cho đến tô phở nóng hổi buổi sáng, những món ăn này đã dần vượt qua biên giới, chinh phục thực khách quốc tế.

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Khai mạc Triển lãm quốc gia 'Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại'

Ngày 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch diễn ra khai mạc Triển lãm quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) do Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức.

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Công bố top 10 chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 6 - 2025 của báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) chính thức công bố Top 10 chung khảo của mùa giải năm nay với 1 tập truyện tranh, 1 tuyển tập nhạc, 1 bộ tranh, 2 tập thơ cùng 6 tác phẩm văn xuôi. Trong top 10, có 1 tác giả là thiếu nhi và 1 tác giả có 2 tác phẩm vào vòng chung khảo.

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Xúc động chương trình nghệ thuật đặc biệt "Quà tháng 5 dâng Người"

Tối 14/5, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” đã diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Báo Văn hóa phối hợp với Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam tổ chức, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

fb yt zl tw