Nhắc đến Venice, nhiều người sẽ ngay lập tức nghĩ đến một thành phố thơ mộng của Italia, nổi tiếng với hệ thống kênh chạy dọc ngang thành phố, nơi có lịch sử bắt nguồn từ thế kỉ thứ 6. Nhưng ít ai biết được thành phố di sản mộng mơ được UNESCO công nhận này cũng đang phải “vật lộn” trong những cuộc chiến không hề thơ mộng để bảo tồn những giá trị và thậm chí là “tính mạng” của nó trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự thờ ơ của con người.
Venice “nổi” trên mặt nước.
Xét về mặt địa lý, không có thành phố nào trên thế giới đặc biệt tựa Venice . Thành phố này được xây dựng trên 118 hòn đảo nhỏ nổi lên trên vịnh Venice với khoảng 150 con kênh chạy qua và vòng quanh các đảo nơi có những con thuyền Vaporetti và Gondola, những thứ phương tiện di chuyển công cộng lững thững trôi quanh thành phố. Cũng chính vì vị trí địa lý như vậy, Venice nghiễm nhiên trở thành thành phố của những cây cầu với hơn 400 cây cầu kết nối các hòn đảo với nhau.
Nhưng vị trí xây dựng cũng là lí do khiến Venice phải đối mặt với mối thủy họa vẫn đe dọa nhấn chìm thành phố này trong biển nước và cũng là nỗi đau đầu của chính quyền trong việc bảo tồn di sản vô giá này. Từ giữa thế kỉ 20, cư dân của thành phố bắt đầu ý thức đến việc Venice dường như đang bị chìm xuống lòng biển. Ở Venice việc thủy triều đến mang theo nước nhấn chìm các con đường và rút đi chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó đã trở nên quá quen thuộc. Nước mặt ở vùng vịnh tràn vào mọi ngóc ngách của những con kênh và xâm chiếm nốt cả phần đường dành cho người đi bộ. Người Venice gọi đó là “acqua alta” - tức mực nước cao hơn mực nước bình thường, cao hơn khoảng 80 cm so với mực nước biển. Đây đồng thời cũng là mức nền thấp nhất ở phần lớn Venice . “Acqua alta” có thể xảy ra phần lớn vào những tháng mùa đông đặc biệt là từ tháng 11 tới tháng 3 nhưng gần đây thời gian xảy ra hiện tượng này trở nên không xác định và mực nước cũng dâng cao hơn nhiều so với trước đây.
Để đối phó với tình trạng này, Venice đã tính đến rất nhiều phương án, trong đó có dự án MOSE. Đây là một dự án công cộng trên quy mô lớn hiện đang được xây dựng trên ba cửa vịnh chính để “phân cách” biển Adriatic và vịnh Venice nhờ những cánh cửa khí ngăn lũ. Bình thường, những cánh cửa này nằm phía dưới nhưng những lúc dự báo có “acqua alta”, chúng sẽ được bơm đầy khí cho đến khi nổi lên khỏi mặt nước, ngăn nước biển tràn vào vịnh. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại phương pháp này có thể gây tác động đến hệ sinh thái mỏng manh của vịnh Venice bởi việc làm sụt giảm lượng nước biển trao đổi vào trong. Một số khác lại cho rằng hệ thống này đang hạn chế đường thoát nước, khiến cho triều cường càng khó thoát khỏi vịnh Venice .
Cuộc sống ở Venice gắn với những con thuyền.
Không những chỉ phải đối mặt với nguy cơ nước biển dâng lên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Venice còn phải đương đầu với những mối nguy cơ đến từ con người. Mặc dù may mắn sống sót qua sự hủy diệt của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai nhưng chính sự thờ ơ của con người lại vẫn đang âm thầm giết chết Venice . Nhiều công trình lịch sử, nhà bảo tàng… có giá trị đã và đang bị mai một. Và cuộc chiến chống lại sự thờ ơ đó vẫn đang tiếp tục diễn ra. Năm 2011, nhiều người dân của Venice đã đổ xuống đường đấu tranh để giữ lại một trong những địa điểm được yêu thích nhất tại thành phố xinh đẹp này: Khu chợ cá ở chân cầu Rialto , nơi người địa phương đã mua bán thực phẩm trong hơn một thiên niên kỉ.
Khu chợ cá này bị đe dọa bởi thành phố có kế hoạch mở rộng khu vực neo đậu, bốc dỡ hàng hóa từ lớp lớp những con tàu đông nghịt. Nếu kế hoạch được thông qua, những người buôn bán ở chợ Rialto sẽ phải rời bỏ Venice chuyển vào đất liền. Ngay lập tức, kế hoạch này đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội của cư dân bởi với họ, đó không khác gì một “bản án tử hình” được tuyên cho khu chợ cá có bề dày lịch sử.
Hơn thế nữa, đây không đơn giản chỉ là một khu chợ cá. Tổ tiên của họ đã buôn bán ở đây, cuộc sống của họ diễn ra ở đây. Khu chợ cá không chỉ là kế mưu sinh mà còn đóng một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng. Bất bình trước việc này, trưởng một nhóm biểu tình Matteo Secchi cho rằng phải đánh đổi khu chợ cá “cho cái gì chứ? Thêm 300 m để cho các con tàu lớn đỗ ư? Đó là còn chưa kể chúng gây ra nhiều thiệt hại khác…”. Làn sóng phản đối mạnh mẽ đến nỗi thị trưởng Giorgio Orson đã buộc phải quay ngoắt 180%, tuyên bố tại một cuộc họp báo “khu chợ cá tại Tronchetto sẽ không bị chuyển đi”.
Với hàng triệu du khách đến Venice mỗi năm, chiến thắng này có thể không có nhiều ý nghĩa. Nhưng với cư dân của Venice , đây là một chiến thắng khó có thể diễn tả thành lời khi người dân học cách cùng nhau đoàn kết để bảo vệ thành phố này. Bà Scibilia, 44 tuổi, cư dân của Venice nói: “Chúng tôi đã cùng nhau chống lại mọi sự lựa chọn được đưa ra mà không nghĩ đến quyền lợi của người Venice đầu tiên”.
Du lịch xanh và du lịch trị liệu đang trở thành hướng đi bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch và nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, để khai thác hiệu quả tiềm năng này, ngành du lịch cần một chiến lược phát triển đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cộng đồng địa phương.
Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.
Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.
Nà Hẩu không chỉ là điểm đến hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên xanh tươi, đa dạng sinh học phong phú mà còn là minh chứng của việc bảo tồn thiên nhiên từ các giá trị văn hoá bản địa.
Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.
Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.
Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.
Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Du lịch đang dần khẳng định vị thế là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, với tốc độ phục hồi mạnh mẽ và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng gia tăng.
UBND tỉnh vừa có văn bản số 112/UBND-VX về việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.
Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.
Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.
Một thói quen mà du khách Việt mong muốn là giảm thiểu rác thải, cụ thể là tái chế và tránh sử dụng đồ dùng một lần. Xu hướng này thể hiện chuyển biến tích cực trong nhận thức của người Việt.
Chiều 9/7, tại phường Yên Bái, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam (9/7/1960 – 9/7/2025).
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.