Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Để giảm nghèo đa chiều, các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ chương trình cơ chế, chính sách...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, từ đầu năm 2022, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương bố trí ngân sách để tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ các chương trình, cơ chế, chính sách giảm nghèo; đồng thời, huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo, thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. ảnh 1

Đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số.

Trong năm, ngân sách nhà nước đã ưu tiên bố trí khoảng 23.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung (hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm; về giáo dục và đào tạo; về y tế; về nhà ở; về trợ giúp pháp lý; về văn hóa, thông tin...) và 8.620 tỷ đồng để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Với nhiều nỗ lực, công tác giảm nghèo 2 năm qua đã đạt và vượt mục tiêu. Tỷ lệ hộ nghèo từ 9,88% năm 2015 (năm đầu kỳ) giảm xuống còn 2,23% năm 2021, trung bình mỗi năm giảm 1,27%. Riêng năm 2022, ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm khoảng 1,2% so với cuối năm 2021, đạt mục tiêu đề ra.

Đã có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, sản xuất và làm kinh tế giỏi; hàng triệu hộ gia đình đã thoát nghèo. Điển hình như xã Pa Cheo (huyện Bát Xát, Lào Cai) là 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tại Lào Cai (trên 40% hộ nghèo thời điểm năm 2019) đến năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 79,39% xuống 64,81, tương đương giảm 167 hộ nghèo/năm. Thu nhập bình quân năm 2022 đạt 19,2 triệu đồng/người, tăng 5,2 triệu đồng/người so với năm 2020.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác giảm nghèo còn đối diện với nhiều khó khăn. Nhiều huyện nghèo, xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo chưa thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn do là vùng “lõi nghèo”. Phần lớn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo sinh sống ở vùng nông thôn, có sinh kế, thu nhập không bền vững, thiếu kỹ năng nghề nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực thấp, khó tiếp cận việc làm…

Theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, ước tính tại thời điểm tháng 1/2022, cả nước có khoảng 14% hộ dân cư có thu nhập dưới mức sống tối thiểu, tương ứng với khoảng 3,8 triệu hộ; trong đó, tỷ lệ hộ nghèo khoảng 8% (2,2 triệu hộ), tỷ lệ hộ cận nghèo khoảng 6% (1,6 triệu hộ).

Trước thực trạng này, Việt Nam được khuyến cáo cần nỗ lực rà soát, tích hợp, hoàn thiện chính sách giảm nghèo bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; đổi mới thực chất cách tiếp cận về giảm nghèo, ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường tín dụng chính sách xã hội cho người nghèo.

Đối với hộ nghèo không có khả năng lao động thực hiện các biện pháp hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa. Có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, cận nghèo.

Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 với mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Tích cực tuyên truyền, giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động an sinh tại xã Nậm Xé

Nhiều hoạt động an sinh tại xã Nậm Xé

Đây là hoạt động thiết thực nhằm phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, thể hiện sự quan tâm của các cấp, ngành, doanh nghiệp đến đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng hưởng chính sách hộ nghèo.

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn đem việc làm đến cho chị em phụ nữ

Hợp tác xã thổ cẩm Tả Phìn (Sa Pa, Lào Cai) được thành lập từ hàng chục năm về trước, cho đến nay vẫn duy trì phát triển bền vững. Nhờ đó, đã tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng trăm chị em phụ nữ ở địa phương. Phóng viên Báo PNVN đã có cuộc trao đổi với bà Lý Mẩy Pham xoay quanh vấn đề này.

Trăng sáng nơi rẻo cao

Trăng sáng nơi rẻo cao

Ngày 22/9, tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Dền Sáng, hơn 500 trẻ em ở tất cả các thôn, bản xã Dền Sáng (huyện Bát Xát) hân hoan trong niềm vui đón Tết trung thu. Đây là lần đầu tiên các em được tham gia bữa tiệc lớn và vui như thế.

Tập trung ngăn bệnh truyền nhiễm lây lan

Tập trung ngăn bệnh truyền nhiễm lây lan

Hiện nay, các dịch bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đau mắt đỏ và một số bệnh truyền nhiễm khác đang tiếp tục diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng thời gian tới.

Các lao động Việt Nam không nguy hiểm đến tính mạng trong vụ cháy tại Đài Loan

Các lao động Việt Nam không nguy hiểm đến tính mạng trong vụ cháy tại Đài Loan

Tối 23/9, thông tin mới nhất từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho hay, Ban Quản lý lao động (Văn phòng Văn hóa - Kinh tế Việt Nam tại Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) đã gửi thông tin báo cáo liên quan đến vụ việc cháy nổ tại Công ty HHCP khoa kỹ quốc tế Minh Dương, địa chỉ số 38, đường Kinh Kiến, phường Tiền Tiến, thành phố Bình Đông, huyện Binh Đông, Đài Loan) vào lúc 17 giờ 31 phút ngày 22/9/2023.

Tầm soát bệnh về mắt bằng trí tuệ nhân tạo

Tầm soát bệnh về mắt bằng trí tuệ nhân tạo

Nhờ phần mềm EyeDr (phát triển bởi các bác sĩ Bệnh viện Mắt TPHCM), việc tầm soát sớm bệnh glôcôm đã trở nên dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn. Đây là giải pháp trí tuệ nhân tạo đầu tiên được áp dụng vào thực tiễn của ngành nhãn khoa Việt Nam.

 Sa Pa: "Trận địa" pháo hoa trước giờ khai hội

Sa Pa: "Trận địa" pháo hoa trước giờ khai hội

Từ 6 giờ sáng 23/9, cán bộ, chiến sỹ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Sa Pa đã tập trung, khẩn trương triển khai bố trí “trận địa” pháo hoa chào mừng Lễ kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa.

Bác sỹ hết lòng vì bệnh nhân ung thư

Bác sỹ hết lòng vì bệnh nhân ung thư

Hơn 20 năm gắn bó với nghề, Thạc sỹ, bác sỹ Chuyên khoa II Tô Minh Hùng, Giám đốc Trung tâm Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) luôn tận tuỵ, cống hiến vì sức khoẻ người bệnh.

Dấu hiệu điển hình nhận biết sa sút trí tuệ

Dấu hiệu điển hình nhận biết sa sút trí tuệ

Giảm trí nhớ, quên có xu hướng tăng lên, nhầm lẫn vị trí các đồ vật và khó tìm lại hay nhầm lẫn về thời gian và địa điểm... là những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết tình trạng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ

fb yt zl tw