Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Nước ta đã trải qua bốn lần cải cách chính sách tiền lương, trong đó cải cách chính sách tiền lương năm 1993 đã thực hiện đường lối đổi mới theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đến năm 2003 tiếp tục điều chỉnh, cải cách. Nhờ đó, tiền lương trong khu vực công của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từng bước được cải thiện, nhất là ở những vùng, lĩnh vực đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao đời sống của người lao động.

Mặc dù vậy, theo đánh giá của Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), chính sách tiền lương hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, còn mang tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc.

Công chức Bộ phận một cửa huyện Nghi Lộc (Nghệ An) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Công chức Bộ phận một cửa huyện Nghi Lộc (Nghệ An) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.

Việc quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thật của tiền lương và có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ; chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác.

Khắc phục những hạn chế nêu trên, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện từ ngày 1/7/2021, nêu rõ quan điểm: tiền lương phải thật sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống của người lao động và gia đình người hưởng lương; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động.

Mục tiêu của Nghị quyết số 27-NQ/TW là từ năm 2021 áp dụng chế độ tiền lương mới, nhưng do dịch Covid-19 và nhiều khó khăn của nền kinh tế cho nên đã lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương. Ðến Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã ban hành Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội ban hành Nghị quyết số 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, trong đó chỉ đạo từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương khu vực công theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Hệ thống bảng lương mới được xây dựng theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, gồm năm bảng lương: một bảng lương chức vụ, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị (bao gồm cả các đơn vị sự nghiệp công lập) từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

Bộ trưởng Nội vụ, Phạm Thị Thanh Trà

Ðồng thời, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành bảo đảm hợp lý trong cơ cấu tiền lương mới, gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% và các khoản phụ cấp chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương; bổ sung quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp); hoàn thiện chế độ nâng lương đồng bộ với ban hành bảng lương mới.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Tài chính Hồ Ðức Phớc cho biết, về nguồn cải cách tiền lương, bộ đã tham mưu với Chính phủ và đã tích lũy được 560 nghìn tỷ đồng, bảo đảm triển khai Nghị quyết số 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024 đến năm 2026. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2026 thì nguồn phải được bố trí vào trong dự toán của ngân sách, bao gồm cả khoản tăng thêm bình quân khoảng 7%/năm để bù trượt giá (thực hiện từ năm 2025), cho nên sẽ cần nguồn lực lớn từ cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

Nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, tăng cường điều hành chính sách tài chính, ngân sách hiệu quả phải được xem là gốc, là nhiệm vụ đột phá mang tính chất vừa cấp bách, vừa lâu dài nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển để có nguồn lực bố trí chi tiền lương một cách bền vững.

Bên cạnh các giải pháp tăng thu, tiết kiệm chi, hằng năm, cần phấn đấu dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách trung ương cho cải cách chính sách tiền lương; trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định nêu trên mà vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương có thể bổ sung nguồn kinh phí thực hiện cho các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương; đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 35 đến 40% số thu được để lại theo chế độ. Các nguồn quan trọng khác cũng cần được sử dụng hiệu quả để thực hiện cải cách tiền lương, có thể kể đến như: nguồn từ thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp đơn vị hành chính; từ tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước giao; từ thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao...

Các giải pháp tài chính, ngân sách cần gắn với xây dựng quy định về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khu vực công; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và xã hội hóa dịch vụ công nhằm giảm ngân sách nhà nước chi cho nguồn nhân lực đơn vị sự nghiệp công lập.

Giải pháp rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương bảo đảm đồng bộ, công bằng là các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cần quyết liệt hơn nữa trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo để bảo đảm tiết kiệm chi, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Tiếp tục thực hiện việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã; nghiên cứu thực hiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; nghiên cứu thí điểm sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phù hợp quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính của quốc gia; giảm hợp lý số lượng cơ quan ngang bộ và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw