Giải pháp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở vùng cao

LCĐT - Để tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi < 26,7% theo tiêu chí y tế trong Bộ tiêu chí về nông thôn mới, ngành y tế đã có nhiều giải pháp, đặc biệt là thông qua thực hiện mô hình “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng”.

Cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách nấu bột đủ dinh dưỡng cho trẻ.
Cán bộ y tế tuyên truyền, hướng dẫn bà con cách nấu bột đủ dinh dưỡng cho trẻ.

Cán bộ y tế Lồ Thu Phương, Trung tâm Y tế huyện Mường Khương cho biết: Mô hình được thực hiện đã mang lại nhiều kết quả khả quan, như giúp trẻ ăn đủ dinh dưỡng, tận dụng tốt thực phẩm có sẵn tại địa phương; bà mẹ có kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc con, giúp tăng tỷ lệ khám thai cũng như giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, đặc biệt là thể thấp còi. Năm 2021, mô hình này được nhân rộng thêm ở 9 xã.

Giai đoạn 2016 - 2020, mô hình “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng” được triển khai tại 22 xã trên địa bàn tỉnh. Qua đánh giá của ngành y tế, chỉ số về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em tại các xã triển khai mô hình đều tăng; 100% trẻ sinh ra được bú sữa mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh; 61,32% trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống bú sữa mẹ hoàn toàn; 54% trẻ trong độ tuổi được ăn bột đủ dinh dưỡng; tỷ lệ phụ nữ có thai đi khám thai đủ 3 lần/3 kỳ năm sau cao hơn năm trước 10% và đã biết cách bổ sung sắt trong suốt thai kỳ... Nhờ vậy, năm 2017, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 19,6% và thấp còi là 35,1%, cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc (thể nhẹ cân là 16,2% và thấp còi là 26,7%), nhưng đến năm 2020, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi trên địa bàn tỉnh giảm còn 17,6%; thể thấp còi còn 31%.

Đến nay, toàn tỉnh có 117/127 xã đạt tiêu chí tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) < 26,7%. Giai đoạn 2021 - 2025, ngành y tế có kế hoạch xây dựng thêm 49 mô hình “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng”. Ngành y tế đã triển khai tập huấn và lắp máy xay bột tại 14 xã có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao được lựa chọn thực hiện mô hình trong năm 2021.

Việc thực hiện mô hình có trách nhiệm của y tế cơ sở cùng sự đồng hành, ủng hộ của người dân sẽ góp phần nâng cao trí tuệ, thể lực cho trẻ ở vùng cao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ Tết Ất Tỵ 2025

Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1/2025 đến 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

fbytzltw