Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 1

LCĐT-  Cách đây hơn 100 năm, năm 1921, sau khi thành lập tỉnh dân sự Lào Cai, thực dân Pháp đã xây dựng sân bay Cốc Lếu phục vụ mục đích quân sự, khẳng định sự vượt trội về tiềm lực quân sự, kinh tế, kỹ thuật của phương Tây, tuyên bố sự cai trị của đế quốc.

Sau chặng đường dài, cùng với vị thế mới của đất nước, Lào Cai cũng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm của vùng Tây Bắc. Cảng Hàng không Sa Pa chuẩn bị được khởi công xây dựng như biểu tượng cho giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển của các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân các dân tộc Lào Cai.

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 2

Xã Cam Cọn (Bảo Yên) những ngày này như một đại công trường, nắng vàng nhuộm đỏ bởi gió bụi, hàng chục phương tiện máy móc chia làm nhiều mũi san núi, bạt đồi chạy đua với thời gian để kịp ngày khởi công dự án. Các hộ trong diện giải phóng mặt bằng xây dựng Dự án Cảng Hàng không Sa Pa đã chuyển tới khu tái định cư, bắt đầu cuộc sống mới.

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 3

Không phải ngẫu nhiên mà Cam Cọn được lựa chọn để xây dựng cảng hàng không, trước đó, nhiều địa điểm đã được khảo sát như Gia Phú, Sơn Hà, Bảo Hà, nhưng đều không đáp ứng được yêu cầu. Cam Cọn hội tụ đủ các yếu tố từ khoảng cách địa lý vừa phải đến trung tâm tỉnh lỵ và Khu Du lịch quốc gia Sa Pa, không quá gần biên giới, địa hình đồi núi nhưng lại tương đối bằng phẳng bởi nằm trên dải đất ven sông. Nhìn từ trên cao mường tượng hình ảnh sân bay hiện đại nằm giữa trập trùng đồi núi xanh thẳm và bên dòng sông Hồng uốn lượn mới thấy khu vực này có địa thế chẳng nơi nào có được.

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 4

Còn một điểm quan trọng để khẳng định việc đặt sân bay ở đây là đúng, bởi người dân Cam Cọn một lòng đồng thuận với chủ trương của Nhà nước, chỉ sau gần 2 năm, hàng trăm ha đất đã được giải phóng mặt bằng. Với khối lượng triển khai lớn, hơn nữa, Cảng Hàng không Sa Pa là sân bay thứ 2 trên toàn quốc được Chính phủ giao cho địa phương thực hiện nên ngay sau khi có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lào Cai đã khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng cảng hàng không trình Cục Hàng không Việt Nam thẩm định; hoàn thành xây dựng khu tái định cư, tổ chức giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án; ưu tiên cân đối nguồn lực triển khai dự án, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương trong việc thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư… Bất kể ngày nghỉ hay ngày lễ, lãnh đạo tỉnh luôn tranh thủ xuống công trường kiểm tra tiến độ, đôn đốc nhà thầu thi công khu tái định cư, động viên các hộ, những người hy sinh lợi ích riêng, phải rời nhà cửa nhường đất thực hiện dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, tỉnh đã ưu tiên cân đối 1.200 tỷ đồng từ ngân sách địa phương, còn lại gần 3.000 tỷ đồng sẽ do nhà đầu tư huy động. Ngoài ra, tỉnh đã đầu tư xây dựng khu tái định cư với tổng kinh phí gần 409 tỉ đồng để ổn định nơi ở cho các hộ ảnh hưởng bởi dự án. Với một tỉnh còn khó khăn như Lào Cai, việc cân đối gần 1.600 tỷ đồng đầu tư xây dựng là nỗ lực rất lớn.

Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh) do tư nhân đầu tư chỉ mất 27 tháng từ ngày khởi công đến khi đón chuyến bay đầu tiên. Lào Cai kỳ vọng với phương thức đầu tư xây dựng tương tự, Cảng Hàng không Sa Pa cũng sẽ sớm hoàn thành, đưa vào khai thác trong giai đoạn 2020 - 2025.

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 5

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường nhiều lần khẳng định, xây dựng Cảng Hàng không Sa Pa là ước mơ, khát vọng đã hình thành từ rất lâu của lãnh đạo tỉnh Lào Cai qua các thời kỳ. Đó cũng là mong mỏi của Nhân dân các dân tộc Lào Cai.

Xuất phát từ mong muốn đó, tỉnh Lào Cai đề xuất với Trung ương hình thức đầu tư đối tác công tư PPP. Việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Cảng Hàng không Sa Pa với tổng kinh phí gần 7.000 tỷ đồng theo hình thức PPP đã đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 6

Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định 2 lĩnh vực đột phá là: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, ưu tiên phát triển các công trình giao thông trọng điểm, hạ tầng đô thị lớn; phát triển hạ tầng các đô thị, khu công nghiệp, khu du dịch; đầu tư hạ tầng thông tin viễn thông, hạ tầng số, tạo nền tảng chuyển đổi số, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số, đồng thời xây dựng thành phố thông minh và phát triển du lịch, dịch vụ. Cao tốc Nội Bài - Lào Cai được xác định là trục kết nối quan trọng; tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng được coi là động lực phát triển gắn với hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; còn Cảng Hàng không Sa Pa được đặt cho vai trò như một lực đẩy. Nhiều doanh nghiệp lớn, tập đoàn chiến lược đến tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh vào Lào Cai đều đang trông chờ lực đẩy này. Nhìn vào tác động của cao tốc Nội Bài - Lào Cai từ khi đưa vào vận hành khai thác đến nay sẽ thấy vai trò của Cảng Hàng không Sa Pa với du lịch, thương mại, thu hút đầu tư.

Giấc mơ bay cao và khát vọng phát triển ảnh 7

Theo Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030, sau năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các hạng mục của dự án đạt công suất 3 triệu hành khách/năm, đảm bảo khả năng khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ khi có nhu cầu. Trường hợp khi các hãng hàng không có nhu cầu mở rộng các chuyến bay quốc tế thường lệ và có hạ tầng đảm bảo thì lập hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển thành cảng hàng không quốc tế.

Tại hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân năm 2022 tại Sơn La vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, điểm nghẽn lớn nhất đối với phát triển kinh tế của các tỉnh Tây Bắc là giao thông. Bởi vậy, phải giải quyết 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất, kết nối Tây Bắc với các vùng, miền trong cả nước và thế giới, thứ 2 là kết nối các địa phương với hệ thống giao thông của Trung ương. Sân bay Sa Pa - Lào Cai là một trong những sân bay chính của Tây Bắc kết nối đến các miền của Tổ quốc và nước ngoài.

Cảng Hàng không Sa Pa được đầu tư và đưa vào hoạt động sẽ có sức lan tỏa rất lớn đối với tỉnh Lào Cai nói riêng, khu vực Tây Bắc và cả nước nói chung, từng bước góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông của tỉnh; thúc đẩy liên kết vùng của Lào Cai với các địa phương của Việt Nam và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc. Tạo kết nối với các trung tâm du lịch lớn của Việt Nam tại khu vực miền Trung, miền Nam của đất nước và với thị trường hơn 300 triệu dân thuộc các tỉnh vùng Tây Nam của Trung Quốc; cầu nối giao thương trọng điểm của Tây Bắc với cả nước và khu vực ASEAN nói chung. Cảng Hàng không Sa Pa sẽ là cầu nối quan trọng để phát triển thương mại, du lịch - dịch vụ, đồng thời là giải pháp thu hút, phát triển ngành du lịch của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw