Gấp rút giảm thuế hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng

Giảm thuế GTGT là liều thuốc quan trọng để mang đến những gam màu sáng cho bức tranh kinh tế

Bộ Tài chính có Tờ trình Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) với hàng hóa, dịch vụ có thuế suất 10%. Cơ sở kinh doanh khi xuất hóa đơn sẽ được giảm 20% mức tỉ lệ phần trăm để tính thuế. Chính sách này dự kiến áp dụng đến hết năm 2023. Liên quan đến việc này, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã giao Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho phép xây dựng, ban hành nghị quyết của Quốc hội theo thủ tục rút gọn. Bộ này xây dựng hồ sơ, báo cáo Chính phủ trước ngày 25-4.

Nhu cầu cấp bách

Đánh giá nhu cầu giảm thuế GTGT hiện nay là rất cấp bách, luật sư Phạm Ngọc Hưng - nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP HCM (HUBA), Giám đốc Công ty Luật TNHH Phạm Hưng - cho rằng chính sách này cần được áp dụng càng sớm càng tốt. Lý do là sức mua ở các thị trường xuất khẩu chủ lực sụt giảm, ở thị trường nội địa cũng không khả quan hơn, vì vậy nếu Chính phủ có chính sách giảm thuế GTGT để kích cầu thì nên triển khai ngay, không nên để lâu. DN đã có kinh nghiệm đối với việc giảm thuế này nên sẽ triển khai thuận lợi hơn so với năm 2022. "Rất nhiều DN đã gặp khó khăn từ quý IV/2022 đến nay, số DN phải rời thị trường tăng mạnh trong quý I/2023, nhiều DN đang "chết lâm sàng" nên những giải pháp hỗ trợ cần được triển khai sớm, nên càng triển khai sớm càng tốt" - ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, giải pháp kích cầu hiệu quả nhất là làm sao cho người dân tăng thu nhập để tiêu xài. Trong đó, giải ngân đầu tư công, gỡ vướng thị trường bất động sản… cần phải quyết liệt thực hiện để kích cầu. Bên cạnh đó, phải kìm hãm lạm phát từ nay đến cuối năm. "Từ 1-7, Chính phủ sẽ tăng lương cơ bản, BHXH, tiền hưu trí… đó đều là những yếu tố có thể thúc đẩy sức mua nhưng trong trường hợp đến thời điểm đó lạm phát gia tăng, đồng tiền trượt giá thì sẽ làm giảm hoặc không có hiệu quả kích cầu. Tóm lại, vẫn cần thiết triển khai sớm việc giảm 2% thuế GTGT trước thời hạn 1-7 để chính sách phát huy tối đa hiệu quả" - ông Hưng phân tích.

Giảm thuế GTGT được xem là giải pháp kích cầu hiệu quả nhất hiện nay, giúp kéo giảm giá hàng hóa, kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Ở góc độ nhà sản xuất, một số DN nêu thực tế đợt giảm 2% thuế GTGT trong năm 2022 tuy có giúp giảm chi phí mua hàng cho người tiêu dùng nhưng không có tác dụng đáng kể trong việc thúc đẩy sức mua. Cốt lõi nhất của chính sách này là cho thấy sự quan tâm, chia sẻ, đồng hành của nhà nước với người dân. Ông Lư Nguyễn Xuân Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Xuân Nguyên, phản ánh hiện tại sức mua quá kém, hầu hết DN áp dụng khuyến mãi, giảm giá sản phẩm, thậm chí chấp nhận bán bằng hoặc dưới giá thành để đẩy hàng ra thị trường; Chính phủ thì giảm thuế, giãn nợ, cơ cấu lại nợ… nhằm cải thiện sức mua. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giải pháp tức thời, ngắn hạn. "Nhiều DN thiếu đơn hàng, thiếu vốn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được… buộc phải cắt giảm lao động, dẫn đến người dân cắt giảm chi tiêu. Do đó, rất cần nhà nước có giải pháp căn cơ nhằm giúp DN hoạt động trở lại, ngân hàng giải ngân cho vay, gỡ vướng thủ tục đất đai…" - ông Vũ đề xuất.

Cần thực hiện ngay

Hoàn toàn đồng tình với chủ trương giảm thuế GTGT, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), cho rằng chính sách hỗ trợ này sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển. Theo ông Long, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN, người dân phục hồi sản xuất, kinh doanh. Việc tiếp tục giảm thuế GTGT sẽ là "liều thuốc" quan trọng trong bối cảnh hiện nay để mang đến những gam màu sáng cho bức tranh kinh tế nói chung.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long dẫn chứng chính sách giảm thuế GTGT triển khai trong năm 2022 đã được đánh giá là có hiệu quả cao, tác động ngay đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và mức tiêu dùng của người dân. Đặc biệt, người dân sẽ nhận thấy rõ sự tác động của chính sách khi số tiền giảm hiện rõ trên hóa đơn mua hàng mỗi ngày. Tuy nhiên, ông Long đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc, sớm hoàn thiện phương án để trình cấp có thẩm quyền thông qua (Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội), áp dụng càng sớm thì càng có nhiều ý nghĩa. Hiện nay gần hết tháng 4, nếu chờ đến đầu tháng 7-2023 mới áp dụng như đề xuất của cơ quan soạn thảo sẽ khá muộn, trong khi các chính sách có hiệu quả như giảm thuế GTGT cần được thực hiện ngay để tác động đến nền kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Được, Trưởng Ban Chính sách, Hội Tư vấn và Đại lý thuế TP HCM, cũng mong muốn Bộ Tài chính khẩn trương tính toán, báo cáo và tham mưu cho Chính phủ sớm hoàn thiện tờ trình giảm thuế GTGT để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét thông qua trong thời gian sớm nhất.

Trong khi đó, thạc sĩ - luật sư Nguyễn Đức Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Tín Nghĩa, cho biết các chính sách về thuế thường được áp dụng vào thời điểm đầu năm hoặc giữa năm để nhà nước sắp xếp, cân đối nguồn thu ngân sách. Do đó, các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cần nỗ lực hoàn thiện phương án giảm thuế GTGT để chính sách này sớm trở thành hiện thực, góp phần kích thích tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Miễn thuế GTGT cho DN xuất khẩu cao su?

Tại hội nghị giao ban giữa lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hội - hiệp hội DN diễn ra ở TP HCM chiều 19-4, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), cho biết ngành cao su Việt Nam mỗi năm xuất khẩu khoảng 10 tỉ USD, chủ yếu là xuất siêu nhưng vướng mắc lớn nhất của ngành hiện nay là vấn đề hoàn thuế GTGT. Khi thuế GTGT chậm hoàn, DN bị chôn vốn, gây áp lực rất lớn. "Quan điểm của chúng tôi là ngành cao su có thể không cần phải tạm đóng thuế GTGT khi xuất khẩu để không cần phải thủ tục hoàn thuế hoặc bị một số DN lợi dụng khiến các DN chân chính bị ảnh hưởng" - Chủ tịch VRA nói.

Tại buổi giao ban, nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm này bởi nếu công tác tổ chức thực hiện tạm thu thuế GTGT sau đó hoàn thuế GTGT phức tạp và tốn kém có thể miễn đóng thuế GTGT từ đầu cho DN xuất khẩu.

Báo Người Lao Động

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

Sức vươn Việt Tiến

Sức vươn Việt Tiến

Đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, Việt Tiến là một trong những xã “về đích” sớm chương trình này, mang lại diện mạo mới, khang trang cho vùng đất trù phú bên dòng sông Chảy, phía Nam của huyện Bảo Yên.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Dự án Cầu đường bộ qua sông Hồng Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc): Tạo cơ sở hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới

Khu vực biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) từ lâu đã được xem là một trong những điểm kết nối kinh tế, văn hóa và giao thương quan trọng giữa hai nước. Trong đó, các cây cầu biên giới đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy kinh tế biên mậu, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài cuối: Trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”

Việc biến “con đường tơ lụa” trên sông Hồng từ thời cổ đại trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới; kiến tạo tương lai, hợp tác cùng có lợi; mở ra hành lang thương mại mới đòi hỏi các tỉnh, thành phố của Việt Nam và Trung Quốc cần có sự hợp tác chặt chẽ với tinh thần “chung dòng sông cùng ý tưởng”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp đôn đốc các dự án đường cao tốc

Chiều 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

fb yt zl tw