Gần 2.000 học sinh Bát Xát được tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp

Từ tháng 4 đến tháng 5/2024, Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát đã phối hợp với các trường học tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng Tìm hiểu pháp luật về Lâm nghiệp năm 2024 cho học sinh tại 5 xã vùng cao: Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung.

Cuộc thi gồm 5 cuộc thi cấp trường, 1 cuộc thi cấp cụm trường.

5 trường học tham gia là các trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Trung học cơ sở (THCS) Y Tý, Dền Sáng, Sàng Ma Sáo, Trung Lèng Hồ và Nậm Pung.

2.jpg
3.jpg
Các em học sinh hào hứng tham gia cuộc thi Rung chuông vàng tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp.

Mỗi trường có 100 học sinh tham gia thi để chọn ra 20 học sinh xuất sắc nhất tham gia cuộc thi cấp cụm trường.

Kết quả chung cuộc, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất toàn đoàn cho đội thi Trường PTDTBT THCS Dền Sáng; giải Nhì cho đội Trường PTDTBT THCS Sàng Ma Sáo; giải Ba cho đội Trường PTDTBT THCS Nậm Pung; giải Khuyến khích cho đội Trường PTDTBT THCS Y Tý và Trường PTDTBT THCS Trung Lèng Hồ.

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao giải Nhất, Nhì, Ba cho các cá nhân.

Qua cuộc thi, đã có gần 2.000 học sinh vùng cao huyện Bát Xát (gồm thí sinh và học sinh tham gia cổ vũ) được tuyên truyền pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.

4.jpg
Ban Tổ chức trao giải Nhất toàn đoàn cho đội Trường PTDTBT THCS Dền Sáng.
5.jpg
6.jpg
Ban Tổ chức trao phần thưởng cho những tập thể, cá nhân xuất sắc.

Ông Ngô Kiên Trung, Trưởng Ban Quản lý kiêm Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát cho biết: Cuộc thi đã góp phần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, qua đó tăng cường tính chủ động và hiệu quả tiếp thu kiến thức pháp luật về lâm nghiệp cho học sinh; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần truyền tải cho học sinh, Nhân dân trên địa bàn những quy định của pháp luật về lâm nghiệp; từng bước thay đổi nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Trồng cây dâu tằm trên đất đồi

Huyện Bảo Yên đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đáng chú ý là việc đưa cây dâu tằm trồng trên đất đồi. Đây là hướng đi mới nhằm tận dụng đất kém hiệu quả để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Điểm sáng xây dựng nông thôn mới ở Bản Cầm

Với nỗ lực và sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cùng người dân, những năm qua, xã Bản Cầm (huyện Bảo Thắng) đã trở thành địa phương tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới. Xã có 6 thôn thì 4 thôn đạt chuẩn nông thôn mới và 2 thôn duy trì danh hiệu thôn kiểu mẫu.

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Thẩm định, xét công nhận 2 xã của thành phố Lào Cai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Sáng 28/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định tỉnh chủ trì Hội nghị thẩm định, xét công nhận xã Đồng Tuyển và Hợp Thành (thành phố Lào Cai) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Cải thiện năng lực của các hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tập trung vào việc tổ chức và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đồng thời đáp ứng được nhu cầu kinh tế, xã hội của thành viên. Tuy nhiên, để các HTX nông nghiệp phát huy sức mạnh dẫn dắt kinh tế nông thôn, yêu cầu về đổi mới tư duy, kiến thức, chính sách… được xem là đòn bẩy giúp tăng nguồn lực nội tại cho HTX.

fb yt zl tw