<FONT face="arial, helvetica, sans-serif">Vũ điệu của vùng cao</FONT>

YBĐT - Khèn là một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Mông. Lúc vui hay lúc buồn, lúc đi chơi hay đang tỏ tình cùng bạn gái, người Mông đều mang khèn ra thổi. Tiếng khèn lúc trầm, lúc bổng kết hợp với các động tác múa khèn uyển chuyển đã tạo nên những vũ điệu làm say đắm lòng người. Xem clip: Âm thanh của đại ngàn

Khèn Mông là một nhạc cụ độc đáo gồm nhiều ống trúc nhỏ ghép lại, có cấu tạo phù hợp với dáng khom người và các thế quay, nhảy của người biểu diễn. Người Mông thường hay múa khèn trên bãi cỏ hay một bãi đất bằng phẳng với những vũ điệu đẹp mắt, những bước nhún, bước đo, bước quay hoặc vừa ôm khèn vừa lăn mình trên đất thể hiện được sự tinh tế của người biểu diễn.

Động tác múa khèn của người Mông rất phong phú và đa dạng như: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, múa ngồi xổm… và hàng loạt các động tác khó diễn ra nhưng tiếng khèn vẫn không dứt. Khi biểu diễn, người múa khèn đi tiến, đi lùi theo 4 phương, 8 hướng, mỗi khi đi tiến, đi lùi đều phải lưu ý bước chân, không được bước quá dài hay quá ngắn, làm sao chỉ để bước chân này chạm gót chân kia. Trong mô típ chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoắn ốc.

Tiếng khèn ngân lên đi kèm  theo các vũ điệu đã thể hiện được sự tinh tế, khéo léo của người con trai Mông. Để múa được động tác vừa ôm khèn, vừa lăn mình trên đất mà tiếng khèn vẫn không dứt như thế này, người biểu diến phải mất rất nhiều công tập luyện hay như động tác vừa múa khèn, vừa thổi khèn vừa nhảy điệu đá gà, đá ngựa hoặc xoay vòng không phải ai biết múa khèn, thổi khèn đều có thể làm được. Đây là các động tác khó trong các điệu múa khèn của người Mông.

Thông qua tiếng khèn, qua từng động tác, người biểu diễn đều muốn gửi gắm một điều gì đó đến với người nghe và người xem. Qua tiếng khèn đã có nhiều đôi nam, nữ nên vợ, nên chồng sống hạnh phúc bên nhau.

Cuộc sống của đồng bào Mông đã có nhiều đổi thay, người dân đã biết đến nhiều nhạc cụ khác nhưng chiếc khèn Mông  và những điệu múa khèn vẫn sẽ được lưu giữ và truyền dạy từ thế hệ này đến thệ khác. Đây là một nét sinh hoạt văn hoá  truyền thống của đồng bào dân tộc Mông.

Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sáng 17/7, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự hội nghị tại điểm cầu Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trưởng các phòng chuyên môn và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. 

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Thư viện cộng đồng góp phần lan tỏa văn hóa đọc

Trong những ngày hè oi ả, tại tổ dân phố số 7, phường Cam Đường (tỉnh Lào Cai), một thư viện cộng đồng nhỏ đang dần trở thành điểm hẹn quen thuộc của người dân, đặc biệt là các em nhỏ, góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Gần 50 học sinh tham gia hoạt động “Vẽ tranh theo sách” với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”

Sáng 16/7, tại cơ sở 2 Thư viện tỉnh Lào Cai (phường Cam Đường), đã diễn ra hoạt động “Vẽ tranh theo sách” mùa hè năm 2025 với chủ đề “Ước mơ từ trang sách”. Chương trình thu hút gần 50 em học sinh đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn tham gia.

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

fb yt zl tw