Cắt giảm viện trợ toàn cầu ảnh hưởng đến hàng triệu người tị nạn

Ngày 18/7, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 11,6 triệu người tị nạn trên toàn cầu đang đứng trước nguy cơ mất quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo do các quốc gia tài trợ cắt giảm viện trợ nước ngoài. Con số này tương đương 30% số người tị nạn thường xuyên nhận hỗ trợ từ UNHCR.

cat-giam-vien-tro-toan-cau-187.jpg
Người tị nạn chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Gaza.

Phát biểu với báo giới, Giám đốc Đối ngoại của UNHCR Dominique Hyde cho biết cơ quan này đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng tài chính. Cho đến thời điểm hiện tại, UNHCR mới chỉ nhận được 23% trong tổng số 10,6 tỷ USD ngân sách cần thiết cho năm nay. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay bắt nguồn từ việc các quốc gia tài trợ lớn như Mỹ, Thụy Điển, Pháp và Nhật Bản cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài.

UNHCR cho biết đã phải chấm dứt hoặc tạm dừng các chương trình viện trợ trị giá khoảng 1,4 tỷ USD, trong đó có việc cắt giảm 60% nguồn cung cấp cứu trợ khẩn cấp tại nhiều quốc gia như Sudan, Chad và Afghanistan. Nhiều lĩnh vực thiết yếu như y tế, giáo dục, chỗ ở, dinh dưỡng và bảo vệ đều bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu hụt ngân sách.

Phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. UNHCR đã phải cắt giảm 25% ngân sách cho các chương trình bảo vệ và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Đặc biệt, phụ nữ và trẻ em gái tại Afghanistan là những người chịu tác động nặng nề nhất từ việc cắt giảm tài trợ này.

Trên toàn cầu, UNHCR hiện đang tiến hành tinh giản quy mô hoạt động, theo đó cắt giảm khoảng 30% nhân sự, tương đương 3.500 vị trí.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trên những cao nguyên phủ sương của vùng Spa, thuộc khu vực Bérinzenne, nơi được mệnh danh là trái tim xanh của Bỉ, một dự án môi trường quy mô đang dần hình thành, mang theo hy vọng tái thiết hệ sinh thái tự nhiên vốn từng bị can thiệp bởi các hoạt động thoát nước và khai thác.

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm - hướng đi xanh của Hàn Quốc

Đạp xe đi làm, theo dõi hành trình, tích điểm và có cơ hội chiến thắng, đồng thời chung tay chống biến đổi khí hậu – đây là ý tưởng đơn giản nhưng hiệu quả của “Thử thách Đạp xe đi làm” đầu tiên tại Hàn Quốc.

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Giá gạo Nhật Bản lại 'phi mã' - Tốc độ tăng CPI lần đầu chậm lại sau 4 tháng

Theo số liệu chính thức công bố ngày 18/7, giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 6 vừa qua đã tăng vọt 99,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một con số đáng báo động, tiếp tục gây thêm áp lực đối với Thủ tướng Shigeru Ishiba khi cuộc bầu cử Thượng viện dự kiến diễn ra vào cuối tuần này.

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Bỉ: Brussels hướng tới tương lai không khói xe

Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí đô thị, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ứng phó với biến đổi khí hậu, chính quyền vùng Brussels (Bỉ) đang tiếp tục triển khai lộ trình mở rộng Khu vực Phát thải thấp (LEZ – Low Emission Zone).

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Chim cánh cụt có kỹ năng xác định dòng nước tinh vi vượt xa con người

Khác với con người hay nhiều loài vật cần mốc thị giác để cảm nhận dòng chảy, chim cánh cụt Magellan có khả năng “đọc” dòng nước giữa đại dương mênh mông nơi hoàn toàn không có điểm tựa. Khi dòng chảy đại dương mạnh lên, chim cánh cụt Magellan sẽ thay đổi chiến thuật di chuyển để tiết kiệm năng lượng, thay vì bơi ngược dòng một cách tốn sức.

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Trung Quốc siết chặt chế độ lái một bàn đạp trên ô tô điện vì an toàn

Chế độ lái một bàn đạp đã trở thành đặc trưng của xe điện (EV), cho phép người lái điều khiển tốc độ và thậm chí dừng xe chỉ bằng bàn đạp ga. Thao tác này giúp tái tạo năng lượng hiệu quả và được nhiều tài xế EV ưa chuộng. Tuy nhiên, một động thái mới từ các cơ quan quản lý Trung Quốc đang gây xôn xao toàn cầu, đặt ra câu hỏi về tương lai của tính năng này.

fb yt zl tw