Facebook và TikTok cam kết tuân thủ quy định kiểm duyệt nội dung của EU

Ngày 13/2, Liên minh châu Âu (EU) thông báo các nền tảng kỹ thuật số gồm Facebook và TikTok đã cam kết tăng cường nỗ lực kiểm soát thông tin sai lệch theo bộ quy tắc ứng xử của khối vốn có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Tuy nhiên, mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk không tham gia cam kết này.

Biểu tượng của Facebook trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN
Biểu tượng của Facebook trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo danh sách công bố, 42 nền tảng, trong đó có các nền tảng thuộc sở hữu của Google, Meta và Microsoft, đã đồng ý tuân thủ bộ quy tắc ứng xử của EU về những quy định nghiêm ngặt trong kiểm soát nội dung trực tuyến. Bộ quy tắc này là một phần trong Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU, yêu cầu các công ty công nghệ phải có biện pháp kiểm soát nội dung trực tuyến nhằm hạn chế sự lan truyền thông tin sai lệch.

Tuy nhiên, tỷ phú Musk - chủ sở hữu mạng xã hội X - đã nhiều lần phản đối các quy tắc kiểm duyệt nội dung của DSA.

Kể từ tháng 12/2023, EU đã tiến hành điều tra X về việc tuân thủ các quy định của DSA, bao gồm cả các biện pháp chống lại thông tin sai lệch trên nền tảng này.

Sự khác biệt trong cách các nền tảng kỹ thuật số tuân thủ DSA phản ánh những tranh cãi chưa có hồi kết về quản trị AI, nhất là sau Hội nghị cấp cao Hành động về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Paris (Pháp), đồng thời cho thấy tác động của cạnh tranh địa chính trị ngày càng gay gắt đối với lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng này.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance gần đây cho rằng các quy định của EU, trong đó có DSA, có thể tạo ra gánh nặng quá lớn cho các công ty, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực AI.

Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách về chủ quyền công nghệ, an ninh và dân chủ, bà Henna Virkkunen khẳng định: "Người dân châu Âu xứng đáng có một không gian trực tuyến an toàn, nơi họ có thể tiếp cận thông tin mà không bị thao túng". Bà nhấn mạnh rằng bộ quy tắc nói trên là một cột mốc quan trọng giúp EU tăng cường cơ chế quản lý thông tin trên không gian mạng, đồng thời cam kết phối hợp với các bên ký kết để đảm bảo quá trình thực thi hiệu quả.

EC khẳng định, bộ quy tắc về chống thông tin sai lệch sẽ là thước đo quan trọng để đánh giá việc tuân thủ DSA khi chính thức có hiệu lực từ tháng 7 tới. Dù không bắt buộc các nền tảng phải triển khai tính năng xác minh thông tin (fact-checking), nhưng EU coi đây là một biện pháp hiệu quả để kiểm soát thông tin sai lệch.

Trong số các bên ký kết bộ quy tắc trên có tập đoàn phần mềm máy tính Adobe (Mỹ), nền tảng mạng xã hội tập trung vào lĩnh vực kinh doan và việc làm LinkedIn, dịch vụ phát trực tiếp nhiều loại nội dung Twitch cùng nền tảng Vimeo và YouTube.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Với thông điệp về sự cần thiết của việc đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tọa đàm "Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở ngoài nước, nâng cao kỹ năng truyền thông số" nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh truyền thông thay đổi nhanh chóng.

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án “Trợ lý ảo Tòa án nhân dân”, một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tỉnh đoàn Lào Cai triển khai chương trình tập huấn kiến thức cho các thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình diễn ra trong 9 ngày, lần lượt tại 9 huyện, thị xã, thành phố; huyện Bảo Yên là địa phương đầu tiên thực hiện nội dung này.

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.

fb yt zl tw