EU khởi động đàm phán về tư cách thành viên đối với Ukraine

Liên minh châu Âu (EU) sẽ mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine trong ngày 25/6, song màn khởi động tại Luxembourg này sẽ mang tính biểu tượng nhiều hơn là các cuộc đàm phán thực chất.

Cờ EU tại Brussels, Bỉ.

Theo hãng tin Reuters, các cuộc đàm phán thực chất sẽ chỉ bắt đầu một cách nghiêm túc sau khi EU kiểm tra các quy định pháp lý của Ukraine để đánh giá tất cả các cải cách cần thiết nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn của khối.

Tuy nhiên, bằng cách đánh dấu sự khởi đầu của các cuộc đàm phán với Ukraine và với nước láng giềng Moldova sau đó, EU đang muốn bắn tín hiệu rằng cả hai nước đang trên con đường thoát khỏi ảnh hưởng của Nga và hướng tới hội nhập sâu hơn với phương Tây.

Ihor Zhovkva, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy, đã hoan nghênh động thái này và cho biết màn khởi động sẽ nâng cao tinh thần của người dân Ukraine.

“Điều đó rất quan trọng. Con đường trở thành thành viên chính thức mà Ukraine xứng đáng có được là điều chắc chắn”, cố vấn Ihor cho hay.

Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna sẽ dẫn đầu phái đoàn Ukraine tham gia đàm phán trong Hội nghị gia nhập. Sự kiện sẽ vào khoảng 3:30 chiều (20h30 ngày 25/6 giờ Việt Nam). Ngoại trưởng Bỉ Hadja Lahbib sẽ phát biểu thay mặt EU khi hiện Bỉ giữ chức chủ tịch luân phiên chính của khối.

Thông thường, hành trình trở thành thành viên EU rất khó khăn đối với các quốc gia ứng cử viên, vì họ phải cải cách để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của EU trong nhiều lĩnh vực, từ chống tham nhũng đến điều chỉnh các quy định hải quan.

Tuy nhiên, hiện tại, xung đột giữa Ukraine và Nga đang tạo thêm nhiều thách thức to lớn cho cả Kiev và Brussels, đặt ra nghi vấn về khả năng Ukraine có thể tham gia hay không nếu một phần lãnh thổ của nước này Nga đang kiểm soát.

Triển vọng trở thành thành viên của Moldova đặt ra những nghi vấn tương tự, mặc dù ở quy mô nhỏ hơn, khi binh lính Nga đóng quân ở khu vực Transdniestria.

Hai nước sẽ phải vượt qua không chỉ những trở ngại về kỹ thuật và pháp lý để trở thành thành viên mà còn cả những rào cản chính trị.

Các quốc gia ứng cử viên cần có sự chấp thuận từ tất cả 27 thành viên EU. Cho đến nay, Hungary - quốc gia duy trì mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga so với các thành viên EU khác và không cung cấp vũ khí cho Kiev - đã trì hoãn việc bắt đầu các cuộc đàm phán với lý do lo ngại về vấn đề phân biệt đối xử với người dân tộc Hungary ở Ukraine.

Theo hãng tin AP, tuần trước, Bỉ đã đạt được sự nhất trí cần thiết để thông qua khuôn khổ đàm phán cho Ukraine và Moldova. Về phần mình, Bộ trưởng Janos Bóka cho biết Hungary sẽ đặt mục tiêu thực hiện quá trình mở rộng "dựa trên thành tích, khách quan và đáng tin cậy" và chuyển sự chú ý chính trị từ Ukraine sang Tây Balkan.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Thái Lan gần đây công bố các kế hoạch ngắn hạn nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Dù vấp phải một số ý kiến trái chiều, song những kế hoạch này được kỳ vọng sẽ kích cầu tiêu dùng, kích thích kinh tế tăng trưởng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế số.

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Vững niềm tin vào Đảng Cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam

Những ngày qua, kiều bào ở nhiều nơi trên thế giới rất quan tâm tới công tác khắc phục hậu quả bão lũ của Việt Nam và kết quả của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung, một Việt kiều tại Pháp, bày tỏ rằng tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách quan trọng vừa được đưa ra sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững. 

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Nhật Bản chuẩn bị bầu Thủ tướng mới: Bước chuyển tiếp quan trọng

Chính trường Nhật Bản đang nóng lên khi thời điểm bầu người kế nhiệm Thủ tướng Kishida Fumio ngày càng đến gần. Trong bối cảnh Xứ sở Hoa anh đào đối mặt bộn bề thách thức, việc lựa chọn thủ tướng mới là bước chuyển tiếp quan trọng, góp phần định hình sự phát triển của Nhật Bản trong những năm tới.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang nguy hiểm và có nguy cơ mở rộng trong khu vực, ngày 23/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon ra thông báo khẩn khuyến cáo công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Pháp công bố thành phần nội các mới

Pháp công bố thành phần nội các mới

Ngày 21/9, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron phê duyệt, thành phần nội các mới của Pháp đã được công bố với một số thay đổi quan trọng, trong đó có các bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao, Nội vụ, Kinh tế và Tài chính, Tư pháp.

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Thế giới tuần qua: Nguy cơ hiện hữu

Xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah trong tuần qua (16-22/9) đã chứng kiến những bước leo thang. Giữa lúc tình hình chiến sự ở Gaza vẫn chưa hạ nhiệt, những diễn biến căng thẳng mới càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột lan rộng ở Trung Đông đang trở nên hiện hữu.

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Việt Nam đóng góp quan trọng cho cộng đồng quốc tế

Phát biểu trước thềm chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khẳng định: Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm, có những đóng góp quan trọng cho Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Sức ép bủa vây Chính phủ Đức

Nhằm ngăn chặn dòng người di cư bất hợp pháp, Ðức tuyên bố mở rộng kiểm soát biên giới với tất cả các nước láng giềng. Sức ép đang bủa vây Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz, bởi khó có thể tìm được giải pháp vẹn toàn để vừa giải quyết làn sóng di cư, vừa đáp ứng kỳ vọng của cả người dân Ðức và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU).

fbytzltw