Đừng quan niệm “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”

Thực tế đang có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống trong học sinh - sinh viên (HS-SV), Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng đề án giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã có cuộc trò chuyện với phóng viên.

Đừng quan niệm “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” ảnh 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý. 

- Phóng viên: Thưa ông, vừa qua Bộ GD-ĐT đã hoàn tất cuộc khảo sát, đánh giá về thực trạng đạo đức, lối sống của HS-SV hiện nay, kết quả như thế nào?

Thứ trưởng TRẦN QUANG QUÝ: Vừa qua, Bộ GD-ĐT khảo sát, phỏng vấn sâu tới 3.000 cán bộ, giáo viên, phụ huynh, HS-SV và các đơn vị phối hợp tại địa phương về thực trạng đạo đức, lối sống của HS-SV cũng như công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV. Ngoài cuộc khảo sát, bộ cũng đã nhận được 314 báo cáo của các sở GD-ĐT, các trường trong cả nước về vấn đề này. Qua đó, chúng tôi nhận thấy hầu hết HS-SV ý thức rõ trách nhiệm của mình với Tổ quốc và nhân dân, ra sức phấn đấu lao động, học tập, rèn luyện về mọi mặt với khát vọng cống hiến hết mình vì tương lai tươi sáng của dân tộc.

- Ông đánh giá thế nào về những câu chuyện không thể buồn hơn giữa thầy và trò, trò và trò, giữa trò với cộng đồng trong thời gian qua, khi mà qua đó thể hiện những lệch lạc, suy thoái của đạo đức, lối sống trong một bộ phận HS-SV?

Phải thừa nhận là đã và đang có các biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống của HS-SV. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS-SV có ý thức phấn đấu chưa cao, thờ ơ với các vấn đề chính trị - xã hội, phai nhạt lý tưởng cách mạng, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống. Có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. Một số HS-SV đề cao lối sống thực dụng, ích kỷ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần. Một bộ phận không quan tâm đến cộng đồng và rất ít quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội, ít tham gia các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện vì xã hội, sống khép kín, đề cao chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể…

Một số ít sa vào tình trạng lô đề, cờ bạc, rượu bia, nghiện chơi games, đam mê với cuộc sống ảo trên internet, có hành vi bạo lực, bắt chước trên phim ảnh. Nhiều HS-SV mắc bệnh thần tượng quá mức, có hành vi bạo lực học đường, dẫn đến những câu chuyện không thể buồn hơn giữa thầy và trò, giữa trò và trò nơi trường học. Chúng tôi nhận thấy rằng, nếu không xử lý kịp thời, một số hiện tượng tiêu cực sẽ trở thành tình trạng đáng lo ngại, báo động và ảnh hưởng đến đại bộ phận còn lại của HS-SV và xã hội.

- Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đáng buồn đó?

Để chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng này, tôi cho là phải đi vào đánh giá thực trạng đạo đức, lối sống HS-SV từng bậc học. Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy hầu hết HS tiểu học có đạo đức tốt. Điều đó một phần là do đặc điểm lứa tuổi tiểu học, HS rất ngây thơ, trong trắng, dễ bảo, vâng lời người lớn. Mặt khác ở lứa tuổi này, các em chưa bị va chạm, chịu tác động của những tiêu cực xã hội.

Còn lên THCS và THPT, phải thấy rằng dù đa phần HS có đạo đức tốt nhưng một số em đã bắt đầu có hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống. Nguyên nhân có rất nhiều: nhiều gia đình cha mẹ mải làm ăn kiếm tiền không chăm lo đến con cái, “khoán trắng” việc giáo dục con em cho nhà trường; những tiêu cực trong quan hệ gia đình, xã hội đều tác động đến nhận thức và hành vi của các em; sự phát triển của công nghệ thông tin khiến nhiều em mê đắm với trò chơi điện tử, từ đó nảy sinh nhiều hệ lụy trộm cắp tiền để chơi, bị tác động nhiều từ sản phẩm văn hóa đồi trụy, bạo lực… Ngoài ra, còn có nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi HS với quá nhiều thay đổi tâm, sinh lý của lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi.

Lên ĐH-CĐ, các em đã trưởng thành hơn, nhận thức đúng đắn, đa số SV có đạo đức, lối sống lành mạnh nhưng vẫn không tránh khỏi một bộ phận SV thiếu ý chí phấn đấu, xa rời lý tưởng, sống hời hợt, không xác định được mục tiêu, lý tưởng cuộc sống, ích kỷ, thụ động... Một phần nguyên nhân là do nhiều em phải sống xa gia đình, lại chịu tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường nên nhiều em sa ngã.

- Trong số các nguyên nhân mà ông vừa chỉ ra, chưa thấy đề cập đến một nguyên nhân quan trọng đã được chỉ ra tại kết quả khảo sát của Văn phòng Chủ tịch nước trong năm 2013, đó là công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV hiện nay còn rất nhiều hạn chế? Phải chăng có trách nhiệm của ngành giáo dục?

Kết quả khảo sát của Văn phòng Chủ tịch nước cho thấy 39% giáo viên coi môn giáo dục công dân là môn phụ; 52% cho rằng môn học này chưa được quan tâm đúng mức; 38% giáo viên cho rằng phương pháp giáo dục đạo đức là không phù hợp. Trên 55% HS-SV cho rằng phương pháp và hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV ít đổi mới, ít hấp dẫn, hứng thú... Chúng tôi thừa nhận công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV mới chủ yếu được tiến hành thông qua môn đạo đức, giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, còn công tác giáo dục qua các giờ học, các môn học khác chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Một bộ phận giáo viên chỉ lo “dạy chữ” chưa quan tâm “dạy người”. Phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống bộc lộ nhiều bất cập, lạc hậu, nên mục tiêu hình thành nếp sống văn minh, lối sống ứng xử có văn hóa cho HS-SV chưa được như mong muốn.

- Vậy tới đây, ngành giáo dục sẽ chấn chỉnh thế nào để rèn luyện đạo đức, lối sống cho HS-SV?

Chúng tôi đang tiến hành xây dựng đề án giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV mà Thủ tướng giao nhiệm vụ. Dự kiến quý 3-2014 sẽ trình. Tới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ ban hành chỉ thị về nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho HS-SV. Đặc biệt, cùng với việc xây dựng đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015, Bộ GD-ĐT sẽ rà soát, đổi mới nội dung sách giáo khoa của môn học này để phù hợp với trình độ, lứa tuổi của các em HS-SV, sẽ phải thống nhất nhận thức coi môn đạo đức/giáo dục công dân là môn học đặc thù, quan trọng bởi tính chất đặc biệt của môn học trong việc góp phần giáo dục, đào tạo con người. Chúng tôi cũng sẽ yêu cầu từng trường học, nhất là khối ĐH-CĐ phải trích kinh phí dành cho các hoạt động ngoại khóa, qua đó rèn luyện nhân cách HS-SV. Từng trường phải chủ động chứ không thể chỉ trông đợi vào ngân sách  ít ỏi của nhà nước.

Tôi rất muốn nhấn mạnh một điều, ngoài nhà trường thì gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên mà mỗi cá nhân tiếp nhận. Nhiều người quan niệm rằng “cha mẹ sinh con, trời sinh tính” mà quên mất, “tính” ấy được hình thành từ nền tảng gia đình, từ sự giáo dục và quản lý con ngay từ thơ ấu. Không có sự giáo dục nào tốt hơn khi cha mẹ làm tấm gương sáng cho con cái noi theo. Từng cử chỉ, hành động, cách hành xử của cha mẹ sẽ hằn sâu vào nếp nghĩ, nếp sống của trẻ em từ nhỏ đến lúc trưởng thành. Vì vậy, gia đình hãy cùng nhà trường, xã hội phối hợp bồi dưỡng nhân cách cho các em.

- Cảm ơn Thứ trưởng!

Theo kết quả khảo sát của Bộ GD-ĐT, có đến 77% HS-SV được hỏi cho rằng nguyên nhân dẫn tới những hành vi không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, lối sống ở HS-SV là do bị ảnh hưởng của phim, ảnh, sách báo, đồ chơi, trò chơi... có tính bạo lực, khiêu dâm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Hỗ trợ hơn 1,7 tỷ đồng giúp người dân Bảo Thắng, Bắc Hà khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Triển khai Dự án “Hỗ trợ cấp phát tiền mặt đa mục đích cho người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão” do Quỹ Coca-Cola viện trợ không hoàn lại, 503 hộ dân trên địa bàn huyện Bảo Thắng và Bắc Hà đã được hỗ trợ tiền mặt để khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW

Ngày 7/5, Diễn đàn Phát triển xung lực mới cho quốc gia và Lễ ra mắt liên minh nhân lực chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng, góp phần phát triển nguồn nhân lực đảm bảo thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW, do Tập đoàn FPT phối hợp các bộ, ban, ngành, đơn vị tổ chức.

Họp Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh

Họp Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh

Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Lào Cai họp triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh chủ trì cuộc họp.

fb yt zl tw