Đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Thời tiết cực đoan do trái đất nóng lên đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sản xuất của người dân, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trước tình hình đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã đưa nhiều giải pháp, phương pháp canh tác, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững thân thiện môi trường, góp phần làm giảm phát thải trong nông nghiệp tác động xấu đến môi trường.

Nông dân huyện Thường Tín cấy lúa Xuân. Ảnh minh họa
Nông dân huyện Thường Tín cấy lúa Xuân. Ảnh minh họa

Đó là đưa các giống lúa mới vừa có năng suất, chất lượng cao, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất như bộ giống lúa Japonica (J01, J02…) và các loại giống mới chất lượng cao (HD11, Đài thơm 8, TBR225, VNR10, VNR20, HDT10…) đang được triển khai tại một số địa phương mang lại giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, Hà Nội cũng đẩy mạnh áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp hình thành lên các vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng, quy mô tập trung, các vùng rau củ hữu cơ, an toàn.

Ông Lê Văn Tỵ, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, thời gian qua, địa phương đã duy trì cánh đồng lớn với diện tích hơn 200 ha lúa hàng hóa chất lượng. Cánh đồng áp dụng hoàn toàn mạ khay, cấy máy, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái nên nông dân rất thuận tiện trong việc chăm sóc; lúa ít bị sâu bệnh. Với cách làm này đã giúp nông dân giảm chi phí, tăng hiệu quả trong sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập từ canh tác lúa.

Tại huyện Ba Vì (Hà Nội), Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Đại Phát tham gia trồng 12 ha khoai tây giống mới thích ứng biến đổi khí hậu. Đến nay, khoai đã cho thu hoạch, đạt tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã đẹp, năng suất trung bình 14 tấn/ha, với doanh thu khoảng 200 triệu đồng/ha.

"Trồng khoai tây giống mới không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao, việc xử lý phụ phẩm khoai tây trồng vụ Đông còn tạo nguồn phân hữu cơ rất tốt cho cây lúa vụ Xuân, phục vụ sản xuất nông nghiệp xanh, an toàn", ông Nguyễn Công Ứng, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Đại Phát thông tin.

Ngoài ra, Hà Nội còn đưa vào trồng trình diễn cây trồng giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu như cây đậu tương, quy mô 30 ha tại huyện Ứng Hòa. Bà Cao Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết cho biết, khi đưa công nghệ cao vào sản xuất (gieo đậu tương trên nền đất ướt bằng máy bay không người lái) sẽ làm giảm áp lực về thời vụ trồng, giúp cây tăng trưởng tốt, cho năng suất cao hơn so với phương pháp truyền thống.

Hiệu quả do ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã rõ, tuy nhiên để người dân thay đổi tư duy trong sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất không phải là "chuyện một sớm một chiều" mà có thể làm ngay được. Khi mà người dân vẫn quen với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật của một bộ phận người dân còn hạn chế.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, canh tác thích ứng biến đổi khí hậu là nhu cầu thiết yếu, giúp người nông dân hạn chế tác hại từ hiện tượng bất lợi của thời tiết, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân đóng vai trò then chốt, giúp họ hiểu đúng, hiểu đủ về lợi ích từ việc tuân thủ các giải pháp canh tác thích ứng biến đổi khí hậu.

Trong đó, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục; giảm lượng giống gieo sạ, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; tái sử dụng rơm rạ sau thu hoạch lúa; chế biến, nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón hữu cơ… rất quan trọng nhằm từng bước thay đổi nhận thức của nông dân.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cho rằng, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được xác định là hướng đi quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm không ngừng hiện đại hóa và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn của Thủ đô trong tương lai trước những khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu. Việc giúp người dân thay đổi tư duy, phong tục tập quán trước những thay đổi của khí hậu cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Ngành nông nghiệp Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các huyện trên địa bàn thành phố đang mở rộng những mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; xây dựng và cấp chứng nhận các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo đó, ngành dành nguồn lực ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, sinh thái, sản xuất nông sản sạch, nông sản hữu cơ, sản phẩm OCOP. Cùng với đó, nhân rộng ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, các mô hình đã được khẳng định trên thực tế nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên 70%.

Tuy nhiên, các địa phương cũng cần định hướng sản xuất cho người dân; tránh tình trạng sản xuất ồ ạt dẫn tới giá giảm mạnh khi vào vụ thu hoạch. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cam kết phối hợp với các địa phương đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến; đưa giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất theo hướng an toàn...

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Triển khai Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa, nhận thức, tư duy của Người dân về sản xuất nông nghiệp thay đổi tích cực. Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, quy mô lớn với tiêu chuẩn chất lượng cao. Phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh đến năm 2025 đã hoàn thành và vượt một số mục tiêu đề ra, như diện tích chè, quế, dược liệu, chuyển đổi đất trồng kém hiệu quả sang sản xuất cây, con chủ lực; xây dựng sản phẩm OCOP 3 - 5 sao.

Các cấp hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới

Các cấp hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới

Dẫn chúng tôi đi trên những tuyến đường mới đổ bê tông, ông Trần Xuân Việt, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lùng Vai (huyện Mường Khương) phấn khởi cho biết: Đây là những tuyến đường “dân vận khéo” do hội viên nông dân hiến đất mở rộng. Mỗi tháng một lần, hội viên và người dân các thôn lại ra quân quét dọn các tuyến đường để giữ gìn vệ sinh môi trường.

Cốc Phương mùa xuân mới

Cốc Phương mùa xuân mới

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra (17/2/1979 - 17/2/2025), các thôn, bản dọc dài biên giới trên mảnh đất Lào Cai đã vươn mình, đổi thay mạnh mẽ, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, đường biên, mốc giới được bảo vệ vững chắc, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Tôi trở lại vùng đất biên giới Bản Lầu, quen mà lạ. Đến nhiều lần, gặp nhiều người nên đã quen. Nhưng lạ, bởi mỗi lần đến rẻo đất ven biên này lại thấy thêm nhà xây mới hồng tươi mái lợp, nương đồi kín rợp màu xanh cây trái, gương mặt người sáng thêm, vững tin như cột mốc biên giới bình yên nơi đây.

Bắc Hà phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới’’ và thực hiện Nghị quyết 10

Bắc Hà phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới’’ và thực hiện Nghị quyết 10

Sáng 13/2, tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà tổ chức Lễ ra quân phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa” năm 2025.

[Infographic] Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (tính đến 31/1)

[Infographic] Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (tính đến 31/1)

Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, thực hiện quyết liệt, UBND tỉnh đã đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và lập báo cáo riêng về tiến độ hằng tháng để theo dõi, phân tích, có hướng chỉ đạo, điều hành sát với yêu cầu thực tế. Ngay trong tháng 1, kết quả triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả khả quan, tạo đà cho những đột phá trong năm để về đích giai đoạn 2020 - 2025.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thực hiện phát dọn, thu gom vật liệu cháy tại khu vực có nguy cơ cao

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thực hiện phát dọn, thu gom vật liệu cháy tại khu vực có nguy cơ cao

Việc làm giảm vật liệu cháy được thực hiện trên toàn bộ diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát được giao quản lý, trong đó tập trung vào vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, khu vực chịu ảnh hưởng nặng của bão số 3 (Yagi) làm cây gãy đổ nhiều, thảm thực bì dày, khu vực giáp ranh với đất canh tác của người dân, chủ rừng khác, khu vực rừng tái sinh, tuyến tuần tra, kiểm tra rừng.

Không khí lạnh mạnh ảnh hưởng đến Lào Cai

Không khí lạnh mạnh ảnh hưởng đến Lào Cai

Theo thông tin của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, khu vực tỉnh Lào Cai nhiều mây, có mưa nhỏ, gió Đông Bắc cấp 2. Nhiệt độ thấp lúc 7 giờ ngày 7/2, khu vực vùng núi thấp phổ biến 14,6 đến 15,2 độ C, vùng cao và núi cao 9,1 đến 11,0 độ C.

Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 6/2, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn khẩn số 625/UBND - NLN chỉ đạo việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống lở mồm, long móng. Trong đó nêu rõ: Địa phương nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là, không chủ động các biện pháp phòng, chống thì Chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

fb yt zl tw