Dự án 8 tại thôn Khe Tắm, thị trấn Phố Lu: Khi phụ nữ tỏa sáng…

Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” (viết tắt là Dự án 8) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi mới được triển đồng loạt trên địa bàn tỉnh, trong đó có thôn đặc biệt khó khăn Khe Tắm, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, nhưng đã có chuyển biến rõ rệt và tích cực.

IMG_2316.JPG
Phụ nữ thôn Khe Tắm trao đổi kinh nhiệm đấu tranh cho bình quyền.

Trò chuyện với phóng viên, nữ Bí thư Đảng ủy thị trấn Phố Lu Dương Thị Tâm ra chiều phấn khởi lắm: “Có những điều ăn sâu, bám rễ trong suy nghĩ của đồng bào từ đời này qua đời khác, tưởng chừng không thể thay đổi nhưng thực tế lại khác. Khi chúng ta cùng chung tay hành động cho những điều tích cực, cùng tìm hướng đi đúng thì kết quả đạt được đôi khi còn lớn hơn cả mong đợi”. Dẫn chứng về hiệu quả của Dự án 8, nữ Bí thư Đảng ủy thị trấn Phố Lu giới thiệu chúng tôi tới thôn Khe Tắm, một trong 2 thôn đặc biệt khó khăn của thị trấn Phố Lu hiện nay.

IMG_2334.JPG
IMG_2342.JPG
Nữ Bí thư Chi bộ Bàn Thị Nhắn (bên phải ảnh) trong buổi tuyên truyền về bình đẳng giới.

Đường vào thôn Khe Tắm uốn lượn quanh co bên những đồng lúa thì con gái. Những đồi quế điệp trùng, thấp thoáng ẩn hiện trong màu xanh rì rào là màu đỏ tươi của mái ngói, màu tường trắng của những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang, hiện đại.

Trước đây kinh tế dân sinh ở Khe Tắm dựa chủ yếu vào cấy lúa và chăn nuôi nhỏ, lẻ, đám đàn ông chẳng có việc làm nên nảy sinh tệ uống rượu bê tha tối ngày, mất khả năng lao động. Khe Tắm nay đã “thay áo mới”.

Chị Thèn Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Thắng cho biết: Mấy năm gần đây, ở địa phương phát triển mạnh trồng quế, nhà nào cũng phủ kín đồi đất, vườn tạp bằng quế. Trong thời gian chờ đợi cây trồng vươn cao, đàn ông đi làm xa, phụ nữ ở nhà quán xuyến việc gia đình và chăm sóc con. Nhà nào có nhiều đồi đất thì ở lại phát triển kinh tế lâm nghiệp, cây trồng hợp đất, khí hậu nên chỉ vài năm đã cho thu nhập từ việc tỉa thưa, gia đình có thu nhập để “lấy ngắn nuôi dài”.

IMG_2334.JPG
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bảo Thắng (áo xanh) phổ biến kinh nghiệm tuyên truyền phòng chống tảo hôn tại thôn Khe Tắm.

Khi chúng tôi có có mặt tại Khe Tắm cũng là lúc đội văn nghệ dân vũ của thôn đang chuẩn bị tiết mục tham gia hội thi văn nghệ quần chúng của thị trấn. Chỉ tay vào người đang uốn từng động tác cho chị em, Phó Chủ tịch Thèn Thị Hồng bảo: “Đây là người có vị trí trung tâm mang đến sự đổi thay ở Khe Tắm, Bí thư Chi bộ Bàn Thị Nhắn”.

Chị Nhắn có trình độ, năng lực công tác tốt, sôi nổi, nhiệt tình trong các hoạt động xã hội, đoàn thể nên được phân công đảm nhiệm chức danh Chi hội trưởng phụ nữ thôn, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn, tham gia Ban chấp hành Đoàn thanh niên thị trấn và tham gia Dự án 8 với hai vai trò Tổ trưởng truyền thông cộng đồng, tuyên truyền viên Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi.

IMG_2329.JPG
Đội dân vũ thôn Khe Tắm tập văn nghệ.

Bí thư Chi bộ thôn kể lại, đội dân vũ của thôn thành lập từ mấy năm trước theo sáng kiến của Chi hội phụ nữ, ban đầu không mấy người ủng hộ, phản đối mạnh nhất là các ông chồng, hầu hết đều cho đó là sự nhố nhăng, “xướng ca vô loài”. Nhưng rồi bằng sự kiên trì thuyết phục, chứng minh bằng những giá trị hữu ích, nhất là giúp bảo tồn văn hóa truyền thống nên đội dân vũ đã chiếm được niềm tin của người thân và cộng đồng.

Cuối năm 2022, thực hiện Dự án 8, Tổ truyền thông cộng đồng và Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự thay đổi thôn Khe Tắm được thành lập, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như tuyên truyền xóa các định kiến, khuôn mẫu trong gia đình, những hủ tục có hại cho phụ nữ và trẻ em, sự phân biệt về giới, phòng chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng chống vấn nạn tảo hôn, buôn bán phụ nữ. Cùng với đó là nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ, khuyến khích phụ nữ rèn sự tự tin, tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử, tự bảo vệ bản thân, bản lĩnh để thay đổi suy nghĩ, cách làm trong đời sống hằng ngày.

IMG_2348.JPG
Một cặp vợ chồng hạnh phúc tại thôn Khe Tắm.

Theo Bí thư Chi bộ Bàn Thị Nhắn, thành công lớn nhất, rõ nhất của Tổ truyền thông cộng đồng là đã vận động được các ông chồng, những người tuổi còn trẻ hạn chế tụ tập uống rượu. Ở Khe Tắm, giờ đây đám cưới chỉ tổ chức tiệc một bữa chính, đám hiếu không kéo dài quá 48 tiếng. Trong thôn không còn cảnh uống rượu kéo dài, linh đình, khướt mướt như trước đây. Uống rượu đồng nghĩa với ảnh hưởng cộng việc, tham gia giao thông nên cánh thanh niên quan tâm việc làm ăn hơn là uống rượu.

Cả thôn không có quán nhậu, chỉ có quán bán hàng tiêu dùng, nhu yếu phẩm, riêng mặt hàng bia, rượu khá ế ẩm. Suy nghĩ lạc hậu như việc gả chồng sớm cho con đến nay cũng không còn ở Khe Tắm. Nhiều năm qua, thôn không có trường hợp kết hôn sớm, ngoại trừ một trường hợp học sinh lớp 12 đi học xa nhà, lỡ có thai ngoài ý muốn đang chờ đủ tuổi mới tổ chức cưới. Cũng từ rất lâu, ở Khe Tắm không có trường hợp sinh con thứ ba, không có bạo lực gia đình, không có vụ việc xâm hại trẻ em.

2388.jpg
Một ngôi nhà mới xây dựng tại Khe Tắm.

Từ một thôn có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, đến nay Khe Tắm đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện tại, thôn còn 11/57 hộ nghèo. Sự khởi sắc đó một phần nhờ phụ nữ đã tích cực tham gia phát triển kinh tế gia đình, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa tại địa phương, sôi nổi các phong trào thi đua trong phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw