Đối thoại nông dân khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số

Sáng 22/8, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Lào Cai, Quỹ Môi trường toàn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp tổ chức Hội nghị đối thoại Nông dân khởi nghiệp sáng tạo trong thời kỳ chuyển đổi số.

Dự hội nghị có các đồng chí: Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai; đại diện hội nông dân 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc; đại diện một số cơ quan, đơn vị trung ương, địa phương, tổ chức quốc tế; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh Lào Cai.

nd 1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Hiện nay, nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số, được cụ thể hóa trong Quyết định 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Là một tổ chức chính trị - xã hội, Hội Nông dân Việt Nam đóng vai trò, trách nhiệm quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân chuyển đổi số và tham gia vào nền kinh tế số.

nd 2.jpg
Các đại biểu dự hội nghị.

Thực tế quá trình chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn có những bất cập do chưa có nền tảng số, chuỗi kết nối số; chưa có cách tiếp cận mới và toàn diện theo yêu cầu của chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động hóa các quy trình sản xuất; một bộ phận nông dân chưa sẵn sàng bắt nhịp chuyển đổi số.

nd 3.jpg
Đại diện Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình phát biểu ý kiến.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị những khó khăn, vướng mắc trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân và xã hội về chuyển đổi số; nâng cao kiến thức phát triển kinh tế số trong nông nghiệp cho nông dân; việc xây dựng và chuyển giao các mô hình hỗ trợ nông dân chuyển đổi số; các nguồn lực phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp; đào tạo, tập huấn cho hội viên nông dân...

nd 4.jpg
Đại diện Hợp tác xã Mạnh Hương, xã Gia Phú (Bảo Thắng) nêu đề xuất, kiến nghị.

Đại diện một số mô hình kinh tế, hợp tác xã cho rằng, hiện nay còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận chuyển đổi số, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào quy trình sản xuất, chia sẻ, kết nối và khai thác các nền tảng dữ liệu, kinh doanh số; đề nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các mô hình kinh tế tập thể để thực hiện chuyển đổi số.

Hội nghị đã tiến hành trao đổi, thảo luận làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuyển đổi số hội nông dân các cấp. Đại diện hội nông dân các tỉnh, thành phố đã chia sẻ một số giải pháp, cách làm hay trong việc phát huy vai trò của tổ chức hội nông dân, tập hợp nông dân tham gia chuyển đổi số; giúp nông dân lập nghiệp từ ứng dụng công nghệ; quảng bá giới thiệu sản phẩm trên nền tảng số.

nd 5.jpg
Đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Cao Xuân Thu Vân, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với phát triển kinh tế - xã hội đã được cụ thể hóa trong tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Lĩnh vực nông nghiệp gắn với chủ trương về phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương đã được cụ thể hóa trong văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

nd 6.jpg
nd 7.jpg
Các đại biểu tham quan gian trưng bày nông sản và các sản phẩm OCOP tỉnh Lào Cai.

Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam khẳng định, chuyển đổi số có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn theo hướng hiện đại, giá trị tăng cao và bền vững; là giải pháp quan trọng để thúc đẩy nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, đạt lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, các cấp hội nông dân và mỗi cán bộ, hội viên nông dân cần tiếp tục đổi mới tư duy và nhận thức về chuyển đổi số; tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền đổi mới cơ chế và chính sách phục vụ quá trình chuyển đổi số; có những giải pháp và hành động cụ thể để thể hiện rõ vai trò, vị trí của hội nông dân các cấp trong chuyển đổi số quốc gia trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

nd 8.jpg
Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị đối thoại.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, để chuyển đổi tổng thể và toàn diện, nông nghiệp cần tập trung vào ba nhân tố chính đó là nông nghiệp số, nông dân số và nông thôn thông minh.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nhiệm vụ sắp tới cần tập trung triển khai nông nghiệp số gắn với việc tăng cường ứng dụng các công nghệ số vào quy trình sản xuất, chế biến, phân phối, kết nối hình thành hệ sinh thái số nông nghiệp. Chuyển đổi số nông nghiệp yêu cầu mỗi nông dân phải trở thành nông dân số, cần thường xuyên tập huấn, đào tạo kỹ năng, tập trung cho những nông dân trẻ để từ đó lan tỏa ra cộng đồng. Đối với nông thôn thông minh, cần quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng thông tin, đảm bảo băng thông kết nối và kết hợp chặt chẽ với quy hoạch phát triển nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh mong muốn Hội Nông dân Việt Nam tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc hỗ trợ nông dân khởi nghiệp sáng tạo, giai đoạn 2020 – 2025”, hỗ trợ nguồn lực để hội nông dân các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, sớm hoàn thành mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đối với Lào Cai, tỉnh xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và toàn diện, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các cấp hội, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh tích cực, chủ động thực hiện tốt phong trào thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”, xem xét thử nghiệm sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân số, mỗi hợp tác xã, doanh nghiệp là một tổ chức ứng dụng công nghệ số”; tăng cường tuyên truyền, đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho nông dân.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Là địa phương có số hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm lớn nhất của tỉnh, huyện Mường Khương đã chỉ đạo cơ quan liên quan phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân hoàn thiện thủ tục hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy nhanh tiến độ triển khai chương trình.

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Mục tiêu thu hút 39-40 tỷ USD vốn FDI

Gần 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết vào Việt Nam từ đầu năm đến nay, trong đó có khoảng 14 tỷ USD được giải ngân, cho thấy những tín hiệu lạc quan về triển vọng phục hồi của dòng vốn ngoại, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Dồn sức sản xuất vụ đông

Dồn sức sản xuất vụ đông

Sau khi thu hoạch lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh đã dồn sức, tập trung sản xuất vụ đông để đảm bảo khung thời vụ và bù đắp phần nào những thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp do hoàn lưu bão số 3 gây ra.

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

[Ảnh] San đồi, bạt núi thi công khu tái định cư Kho Vàng

Do nằm trên khu vực có địa hình cao nên việc thi công, san tạo mặt bằng tái thiết khu dân cư Kho Vàng, xã Cốc Lầu (Bắc Hà) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm cao của đơn vị thi công, đến nay, mặt bằng phục vụ xây dựng 35 căn nhà đã cơ bản hoàn thành, nền móng những căn nhà đầu tiên đã hiện hữu.

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Thí điểm trồng cây cúc chi làm dược liệu tại Sa Pa và Bát Xát

Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, thị xã Sa Pa và doanh nghiệp thực hiện mô hình thí điểm trồng cây dược liệu giống cây cúc hoa vàng - Chrysanthemum indicum L.-Asteraceae (hoa cúc chi vàng An Nhiên) theo hướng tuần hoàn hữu cơ để làm nguyên liệu sản xuất dược liệu.

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Hỗ trợ sinh kế giúp hộ nghèo vươn lên

Những năm qua, xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vượt qua khó khăn và cải thiện đời sống. Những mô hình kinh tế mới giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc ngày càng chặt chẽ

Với nhan đề “Dòng vốn đầu tư nước ngoài tràn vào, kinh tế Việt Nam quý III có nhiều khởi sắc, Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển”, bài viết đăng trên tờ Thương báo quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc đã đánh giá cao kết quả thu hút FDI và phát triển kinh tế của Việt Nam cũng như triển vọng hợp tác giữa hai nước.

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Phát triển kinh tế ở Pạc Tà và vai trò của phụ nữ

Chị Phan Thị Sỉn, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Pạc Tà, xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) nhận định: “Dự án 8 đã biến mỗi hội viên phụ nữ thành một tuyên truyền viên vận động chính người thân của mình thay đổi, bắt đầu từ việc trong nhà, sau là việc trên đồng, trên nương, việc làng, việc nước. Giờ đây, chị em chúng tôi nhắc nhau là không có việc gì chỉ dành cho phụ nữ và đàn ông không chỉ làm việc nặng mà việc nhẹ cũng phải xúm vào với chị em”.

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Đáp ứng nhu cầu vốn của người dân

Theo thống kê, có hơn 2.200 khách hàng đang dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Lào Cai bị thiệt hại do hoàn lưu bão số 3, nhiều hộ mất trắng tài sản, tư liệu sản xuất.

fbytzltw