Độc đáo trang phục của người Dao đỏ Yên Bái

Không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, Yên Bái còn là điểm đến hấp dẫn của du khách bởi bản sắc văn hóa đậm đà và truyền thống lâu đời của các dân tộc. Trong số những dân tộc sinh sống tại đây, người Dao là một trong những nhóm dân cư đặc biệt với nhiều nét văn hóa độc đáo còn lưu giữ khá vẹn nguyên trong đời sống hàng ngày. Trang phục là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo mang phong cách riêng biệt, mang thế giới quan và nhân sinh quan của người Dao.
Trang phục của đàn ông người Dao đỏ thường chỉ là những họa tiết đơn giản. Ngược lại, trang phục của phụ nữ Dao đỏ lại rất cầu kỳ, từ cách may đến các họa tiết. Áo được thiết kế dài đến đầu gối, cổ áo hình chữ V có thêu hoa văn, lưng áo thêu họa tiết cầu kỳ. Cần rất nhiều công đoạn như: dệt, thêu, nhuộm, trang trí, cắt may, ghép khối… mới có được bộ trang phục sặc sỡ của phụ nữ Dao bởi vải, sợi màu, hoa văn, đặc biệt là kỹ thuật thêu hoa văn đặc trưng hình con vật, vật thể, cây cối, hoa văn bùa hay hoa văn tín ngưỡng… 
Với sự tinh tế và tỉ mỉ trong từng chi tiết, trang phục truyền thống của người Dao mang đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Trên nền quần áo màu đen, người Dao Đỏ sử dụng 4 màu chủ đạo là: đỏ, vàng, xanh và trắng để trang trí với những họa tiết hoa văn phức tạp tạo nên một vẻ đẹp uyển chuyển và lôi cuốn. Trang phục của người phụ nữ Dao đỏ ở Yên Bái gồm có khăn đội đầu, khăn quàng cổ, áo, quần, yếm, thắt lưng… 
Vẻ đẹp trang phục truyền thống của người Dao đỏ ở Yên Bái - Ảnh 3.
Khăn vấn đầu là điểm nhấn quan trọng trong trang phục của phụ nữ Dao đỏ
Áo của phụ nữ Dao đỏ có tới 3 loại: một loại để mặc thường ngày, một loại chỉ mặc trong những ngày vui, ngày lễ, hội hoặc tết và một loại chỉ được mặc trong ngày cưới - khi họ là cô dâu. Áo mặc vào dịp càng quan trọng thì hoa văn càng nhiều, do đó, mức độ khó khi làm cũng càng tăng. Chiếc áo về cơ bản là áo tứ thân, cổ áo kéo dài xuống quá ngực và được thêu rất nhiều loại hoa văn tùy theo sở thích của mỗi người, ở mép ngoài có thêm 2 đường viền đỏ tượng trưng cho quả đùm đũm hay còn gọi là quả mâm xôi rừng. 
Dưới cùng của phần cổ áo là 2 chùm tua rua càng thêm phần mềm mại cho chiếc áo. Phần cổ tay cũng được thêu cao khoảng 15 cm. Đối với áo dành cho cô dâu, tất cả 4 thân áo đều được thêu gần như kín. Đi cùng với áo là chiếc yếm - một phần không thể thiếu trong trang phục của người Dao, ngoài những họa tiết thêu xung quanh, ở giữa yếm được trang trí hoa văn bằng bạc gồm: 7 mảnh hình chữ nhật, 2 hàng đồng xu 2 bên và khoảng 25 họa tiết hình hoa. Yếm có cổ tròn mở sau gáy, có những đường thêu cả phía sau lưng, được mặc bên trong che kín cả ngực và bụng.
Điểm nhấn quan trọng trong trang phục của phụ nữ Dao chính là khăn vấn đầu. Đó có thể là khăn vuông, khăn chữ nhật hoặc khăn dài. Khăn đội đầu và khăn quàng cũng được thêu rất tỉ mỉ. Cũng với những họa tiết như ở trên áo nhưng khăn đội đầu được bố trí nhiều lớp, khi đội lên đầu sẽ bao thành khuôn vuông, các hoa văn họa tiết sẽ phô ra ngoài làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc khăn. 
Đối với thắt lưng thì đơn giản, chỉ là một dải màu đỏ nhưng cũng chính sự đơn giản ấy cũng tạo nên điểm nhấn trên bộ trang phục của phụ nữ Dao đỏ. Không chỉ đơn thuần là một bộ đồ truyền thống, trang phục của người Dao còn thể hiện sự phong phú và sáng tạo trong việc sử dụng màu sắc và họa tiết. 
Những hoa văn mang cái nhìn nhân sinh quan và thế giới quan của người Dao, cùng ý nghĩa tâm linh riêng biệt được khâu thêu tỉ mỉ và tinh xảo. Những màu sắc tươi sáng và hài hòa như đỏ, xanh, vàng, tím đã tạo nên một tổng thể hài hòa và rực rỡ. Trang phục không chỉ đẹp mắt mà còn thể hiện sự tôn trọng và giữ gìn truyền thống văn hoá của dân tộc. Mỗi bộ trang phục đều thể hiện một câu chuyện riêng. Điều này giúp cho trang phục không chỉ là một món đồ diện hàng ngày mà còn là một biểu tượng, một phần của danh tính và tâm hồn.
Chị Triệu Thị Mến ở phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, dù xa quê nhưng chị luôn cùng với con cháu trong gia đình gìn giữ trang phục truyền thống. Chị Mến chia sẻ: "Vào mỗi dịp lễ tết, cả gia đình lại cùng diện trang phục dân tộc như cách để nhớ về cội nguồn và cũng để giáo dục con cháu luôn gìn giữ văn hoá dân tộc. Cả gia đình tự hào khi khoác lên bộ trang phục truyền thống người Dao”.
Nét đẹp trong trang phục của người Dao đã trở thành một nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế thời trang và người yêu văn hóa. Nhiều người đã tìm cách kết hợp nét truyền thống của người Dao vào thiết kế hiện đại, tạo ra những bộ trang phục sáng tạo và ấn tượng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giúp lan tỏa và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống trong giới trẻ và xã hội hiện đại. 
Thanh Ba

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw