Điêu khắc trẻ và mạch sáng tạo mới

LCĐT - Trong dòng chảy nghệ thuật đương đại, điêu khắc không còn là khái niệm chỉ các tượng đài lịch sử. Những năm gần đây, xu hướng nghệ thuật sắp đặt được chú ý, tác phẩm điêu khắc cũng bắt đầu tạo ấn tượng với nhiều khán giả trẻ.

Mềm hóa chất liệu

Gần đây, các triển lãm mỹ thuật có sự góp mặt của điêu khắc ngày càng nhiều. Nếu trước đây, nhắc đến điêu khắc, nhiều người sẽ liên tưởng đến các tượng lớn với chất liệu rắn chắc như đồng, sắt, thạch cao, đá, gỗ… thì nay, các tác phẩm điêu khắc của nghệ sỹ trẻ có thể làm từ giấy dó, bột màu, đất sét… và cả những vật liệu tái chế (ống hút, túi ni lông…) để góp phần lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Trong những không gian nghệ thuật sắp đặt hoặc không gian làm việc kiểu mới (co-working space, tạm dịch: Không gian làm việc chia sẻ), sự có mặt của các tác phẩm điêu khắc ngày càng được chú trọng, để tăng tính thẩm mỹ, truyền tải thông điệp và tăng tương tác với khán giả.

Tại không gian làm việc chia sẻ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh), những tác phẩm điêu khắc với chất liệu đất sét khiến nhiều người thích thú. “Đây là lần đầu tiên tôi thưởng thức tác phẩm điêu khắc nhiều màu sắc với chất liệu mềm mại như vậy. Trong không gian làm việc, đặt những tác phẩm điêu khắc và thường xuyên thay đổi theo chủ đề khá thú vị, nó cũng truyền cảm hứng cho mình và truyền tải thông điệp để mình bắt kịp những xu hướng thời sự”, Đỗ Thị Bích An (quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết.

Nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên chia sẻ: Nếu so với hội họa thì sinh viên ngành điêu khắc ít hơn. Chỉ tiêu các trường mỹ thuật mỗi năm chỉ có khoảng 3 - 8 sinh viên, có năm chỉ tuyển được 1 người, bởi ngành học này khó và vất vả. Nhưng ngành học này, sinh viên tốt nghiệp ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm, thậm chí nhiều người sống khỏe với nghề.

Khách tham quan tại triển lãm Điêu khắc trong không gian kiến trúc đô thị lần V. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát).
Khách tham quan tại triển lãm Điêu khắc trong không gian kiến trúc đô thị lần V.       (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát).

Ý tưởng và sáng tạo

Chia sẻ từ giới chuyên môn, điêu khắc phát triển từ năm 2005 đến năm 2012 và từ 2012 đến nay là những bước tiến dài, đã tạo được sự kết nối chung cho các nghệ sỹ trẻ trong và ngoài nước, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay, nhóm nghệ sỹ điêu khắc Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh đã có sự kết nối 2 miền, giao lưu các tác phẩm định kỳ. Sự kiện này thu hút đông đảo nghệ sỹ điêu khắc trẻ giao lưu và chia sẻ nghề nghiệp cũng như có thêm cơ hội kết nối với nhà sưu tập…

Tạo hình của điêu khắc cũng đã có những bước chuyển mình mang tính đương đại hơn. Theo nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, điêu khắc hiện đại không chỉ dừng lại ở tượng thuần túy, hiện thực mà còn kết hợp thêm ánh sáng, video, sắp đặt để tôn vinh tác phẩm và tương tác với không gian, người xem nhiều hơn.

Các sinh viên ngành điêu khắc đã bắt đầu khẳng định tính nghệ sỹ khi còn trong trường, song song với việc học chính quy.

Không còn bó hẹp trong không gian thờ cúng như đền, chùa hay công trình lịch sử… tác phẩm điêu khắc hiện nay được ứng dụng rộng trong các không gian như bảo tàng, văn phòng làm việc, khách sạn, trung tâm thương mại, công viên… Không chỉ để trang trí mà tác phẩm điêu khắc mang nhiều tầng ý nghĩa để truyền tải thông điệp và chú trọng tính tương tác với người xem.   

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt vùng đất thép

Tương ớt Mường Khương có màu đỏ như môi con gái chưa chồng, sánh mịn như vải chàm vừa nhuộm, khi mở nắp chum đã tỏa ra mùi thơm của hồn rừng, vía núi.

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Triển lãm ảnh tri ân những người mẹ Việt Nam huyền thoại

Những ngày tháng Tư lịch sử, có một triển lãm ảnh diễn ra giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội mà hầu như ai bước vào xem cũng xúc động, nhiều người rơm rớm nước mắt…, đó là triển lãm “Ký ức và huyền thoại” tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), trưng bày 50 chân dung Mẹ Việt Nam được Đại tá, nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng ghi lại trong suốt gần nửa thế kỷ qua.

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông” - Khúc tráng ca mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, UBND thành phố Lào Cai đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Mừng ngày hội non sông”, nhằm tôn vinh những trang sử hào hùng của dân tộc và khẳng định thành tựu trong hành trình xây dựng, phát triển quê hương, đất nước hôm nay.

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Kỷ vật Trường Sơn - giá trị lịch sử

Tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai, hơn 100 hiện vật Trường Sơn - những kỷ vật vô giá, những dấu ấn của một thời chiến tranh gian khổ đang được lưu giữ cẩn thận. Những kỷ vật này được tiếp nhận từ Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tại Lào Cai vào năm 2019.

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Vinh danh 18 “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”

Ngày 29/4, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Vòng Chung kết toàn quốc Ngày hội “Trạng Nguyên nhỏ tuổi”, Viết chữ đẹp: “Nét chữ - Nết người” lần thứ XXIII và Bảng vàng ghi danh lần thứ V, năm học 2024 - 2025 đã diễn ra trong không khí sôi nổi.

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Hấp dẫn chương trình nghệ thuật 'Sức sống Trường Sa'

Tối 29/4, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề “Sức sống Trường Sa”. Đây là hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quần đảo Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật Lào Cai

Bảo tàng tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức trưng bày chuyên đề lịch sử “Lào Cai thời Pháp thuộc” và Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật về Lào Cai. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Tinh thần yêu nước đỏ thắm mạng xã hội

Những ngày tháng 4 lịch sử, cả nước hướng về kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trên khắp các nền tảng mạng xã hội cũng nhuộm màu đỏ tươi của quốc kỳ, áo cờ đỏ sao vàng hay những bản nhạc, điệu nhảy, lời ca mang tinh thần yêu nước. Mạng xã hội đang trở thành “mặt trận” lan tỏa niềm tự hào dân tộc theo những cách rất riêng.

fb yt zl tw