Điện lực Lào Cai ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo điện ổn định trước thời tiết bất thường

Lào Cai có khí hậu đa dạng và phức tạp. Trong những năm gần đây, tỉnh thường xuyên chịu ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa tuyết, băng giá, khô hạn, lũ quét, mưa đá… không chỉ gây thiệt hại cho đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp, mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp điện của Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai).

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
z4809600415807_2065d36213c5c4dfe999ad8ab1af4143.jpg
Kiểm tra đo dòng dò CSV các MBA 110kV.

Để đảm bảo vận hành hệ thống điện ổn định trước những diễn biến bất thường của thời tiết, PC Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời và hiệu quả. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc PC Lào Cai, trong mùa mưa bão, PC Lào Cai đã tăng cường kiểm tra và sửa chữa các tuyến đường dây và trạm biến áp; chuẩn bị phương tiện và thiết bị dự phòng; phối hợp với các cơ quan chức năng theo dõi tình hình thời tiết và thiên tai; lập kế hoạch ứng phó và phân công lực lượng sẵn sàng khắc phục sự cố. Trong mùa rét, PC Lào Cai chủ động áp dụng các biện pháp như tăng cường quản lý và kiểm soát các nguồn phát điện, giám sát và điều tiết tải, kiểm tra và xử lý các nguyên nhân gây rò rỉ điện và tăng cường công tác an toàn lao động cho nhân viên. Trong mùa khô hạn, PC Lào Cai chú trọng việc tiết kiệm điện và giảm thiểu tổn thất điện năng; tăng cường công tác quản lý và kiểm tra các công trình điện; phối hợp với các cơ quan chức năng để phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

z4809600415634_2f1f383d4ba5e1691968aeb977ec71a3.jpg
Giám sát, điều khiển xa các trạm biến áp được kết nối về Trung tâm Điều khiển B20.

Bên cạnh đó, PC Lào Cai còn đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào mọi lĩnh vực sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Một trong những hoạt động tiêu biểu là việc triển khai đề án “Phát triển lưới điện thông minh”, trọng tâm là Trung tâm Điều khiển và các trạm biến áp 110 kV không người trực. Tính đến tháng 9/2023, PC Lào Cai đã đưa 8/8 trạm biến áp 110kV thuộc phạm vi quản lý kết nối về Trung tâm Điều khiển đặt tại trụ sở PC Lào Cai, trong đó có 7 trạm biến áp đã vận hành ở chế độ điều khiển xa không người trực. Điều này giúp giảm chi phí nhân công, tăng hiệu quả quản lý và giám sát, nâng cao khả năng ứng phó nhanh chóng với các sự cố trên lưới.

z4809600415181_06a389f7ea00bb665b4afb2ecf65f8c4.jpg
Thực hiện thi công hotline trên đường dây đang mang điện.

Đối với phần lưới điện trung áp, PC Lào Cai lắp đặt các thiết bị đóng cắt và chỉ báo sự cố trên lưới (Recloser, LBS, RMU, FI…) kết nối với hệ thống điều khiển giám sát SCADA/DMS tại Trung tâm Điều khiển thông qua mạng cáp quang nội bộ, 3G/VPN; xây dựng mạch vòng tự động hóa DMS (7 mạch vòng DMS bao gồm toàn bộ lưới điện trung áp tỉnh Lào Cai) hỗ trợ xác định phạm vi mất điện, nhanh chóng tìm ra điểm sự cố, tự động đề xuất phương án cấp điện trở lại. Thời gian mất điện được giảm đáng kể do thay đổi việc thao tác từ thủ công sang tự động, không còn kéo dài thời gian mất điện do công nhân phải chuẩn bị dụng cụ thao tác, di chuyển từ các đơn vị đến vị trí thiết bị đóng cắt để phân đoạn, giảm thời gian xác định điểm sự cố, nâng cao năng suất lao động. Các Recloser, LBS, RMU đặt tại đầu các phân đoạn, nhánh rẽ nhằm phát huy tính phân đoạn khi sự cố hoặc công tác làm giảm số lượng khách hàng mất điện trên từng vụ.

z4809600410704_eb4240a8498cb0a3cca1cc9596f14a28.jpg
Thực hiện vệ sinh cách điện trên đường dây đang mang điện bằng nước áp lực cao.

Với những nỗ lực và thành tích đã đạt được, PC Lào Cai đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai, mang lại niềm tin và sự hài lòng cho khách hàng. PC Lào Cai cũng đã được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công nhận là một trong những đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và lưới điện thông minh. PC Lào Cai sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ điện và hướng tới mục tiêu xây dựng PC Lào Cai trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành điện.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw