Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Phát huy tinh thần đoàn kết trong ASEAN

Trước các mối đe dọa xuyên biên giới như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, lừa đảo trực tuyến, dịch bệnh và biến đổi khí hậu, các đại biểu cho rằng, để ứng phó hiệu quả, ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của mình cùng với áp dụng nguyên tắc đồng thuận một cách linh hoạt, qua đó phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết trong ASEAN.

Quang cảnh Phiên toàn thể thứ nhất với chủ đề “Các xu hướng lớn tác động tới ASEAN và thế giới đến năm 2035” trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Quang cảnh Phiên toàn thể thứ nhất với chủ đề “Các xu hướng lớn tác động tới ASEAN và thế giới đến năm 2035” trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.

Thúc đẩy tiếng nói ASEAN trong các vấn đề quốc tế

Chiều 25/2, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN năm 2025 đã diễn ra Phiên toàn thể thứ nhất với chủ đề “Các xu hướng lớn tác động tới ASEAN và thế giới đến năm 2035”.

Phiên họp thảo luận về biến động và các xu hướng lớn đang định hình cục diện thế giới và tương lai ASEAN đến năm 2035. Các chuyên gia, học giả và đại diện các nước ASEAN đã chia sẻ quan điểm và phân tích những xu hướng chủ đạo được dự kiến sẽ định hình thập kỷ tới.

Thảo luận tập trung vào tương lai phát triển hay thụt lùi của toàn cầu hóa, cũng như những tác động của quá trình này đối với hệ thống thương mại dựa trên luật pháp quốc tế và hội nhập khu vực.

Các đại biểu tham dự Phiên toàn thể thứ nhất trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.
Các đại biểu tham dự Phiên toàn thể thứ nhất trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng trao đổi về những thay đổi trong cục diện địa-chính trị, sự dịch chuyển quyền lực, những hệ lụy lâu dài của biến đổi khí hậu đối với việc di cư và an ninh lương thực...

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa nêu rõ, trong một thế giới biến động, ASEAN đang phải đối mặt với các mối đe dọa xuyên biên giới như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, lừa đảo trực tuyến, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Do đó, theo ông Sangiampongsa, những vấn đề này cần được ASEAN chú trọng ứng phó, theo đó, cần tăng cường hợp tác giữa các lực lượng chấp pháp, áp dụng các cơ chế hiện có như Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, đồng thời triển khai các chương trình của ASEAN nhằm hướng tới một tương lai bền vững hơn.

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa phát biểu tại phiên thảo luận.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa phát biểu tại phiên thảo luận.

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan cũng cho rằng, sự cạnh tranh gia tăng giữa các cường quốc đang diễn ra, đòi hỏi ASEAN cần tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm của mình, thúc đẩy đối thoại minh bạch và củng cố niềm tin chiến lược để ngăn ngừa gia tăng căng thẳng.

Ngoài ra, ASEAN cũng cần trở thành một tiếng nói quan trọng trong việc thúc đẩy các nguyên tắc, quy định liên quan đến các vấn đề quốc tế.

Thích ứng linh hoạt song song với thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN

Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Nguyên Trợ lý Bộ trưởng, Nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam: Bất chấp khác biệt, các quốc gia ASEAN đã học cách vượt lên các khác biệt để hợp tác với nhau.

“Chương trình nghị sự của ASEAN rất rõ ràng, chính vì thế ASEAN được các nước lớn rất nể trọng. Đó là lý do chúng ta nên lạc quan về việc ASEAN giải quyết các vấn đề và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN”, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nêu rõ.

Các chuyên gia, diễn giả tham dự Phiên toàn thể thứ nhất.
Các chuyên gia, diễn giả tham dự Phiên toàn thể thứ nhất.

Tuy vậy, theo nguyên Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, vẫn cần có những yêu cầu thích ứng linh hoạt song song với việc thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN.

Theo Đại sứ Nguyễn Trung Thành, những thách thức bên ngoài có thể lớn hơn nhiều và ASEAN vẫn cần áp dụng nguyên tắc đồng thuận một cách khéo léo, qua đó phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết trong ASEAN.

Cũng tại phiên thảo luận, các chuyên gia, diễn giả đã đề cập đến những thách thức kinh tế-xã hội mà ASEAN đang phải đối mặt do dân số già hóa nhanh chóng.

Theo các đại biểu, các quốc gia ASEAN đang trở thành những quốc gia có dân số già hóa nhanh chóng, đặc biệt là Thái Lan và Singapore.

Điều này sẽ gây ra nhiều thách thức về hệ thống y tế, bảo hiểm xã hội và phúc lợi xã hội. Do đó, các đại biểu cho rằng, cần có các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt là người cao tuổi, có thể thích ứng với môi trường số đang ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, chuyển đổi số đã trở thành một động lực quan trọng trong cộng đồng quốc tế hiện nay. Các đại biểu kiến nghị, ASEAN cần đẩy mạnh các sáng kiến nhằm xây dựng một hệ sinh thái số mạnh mẽ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển các công nghệ mới.

Đồng thời, cần tập trung vào việc nâng cao kỹ năng số cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ để các doanh nghiệp này phát triển bền vững trong môi trường kinh tế toàn cầu đang biến động.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tàu hàng Solong va chạm ngoài khơi nước Anh chở hóa chất natri xyanua cực độc

Tàu hàng Solong va chạm ngoài khơi nước Anh chở hóa chất natri xyanua cực độc

Đơn vị cung cấp dữ liệu hàng hải Lloyd’s List Intelligence ngày 10/3 cho biết tàu hàng Solong đang chở 15 container natri xyanua (NaCN) - loại hóa chất cực độc được sử dụng để chiết xuất vàng và các kim loại quý khác từ quặng, có thể gây chết người và tàn phá môi trường - khi va chạm với tàu chở nhiên liệu Stena Immaculate ở khu vực ngoài khơi bờ biển nước Anh trước đó cùng ngày.

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các tỉnh phía nam CH Pháp

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các tỉnh phía nam CH Pháp

Lãnh đạo các địa phương tại tỉnh Hérault, thuộc vùng Occitanie (miền nam nước Pháp), đánh giá cao những bước phát triển mạnh mẽ của Việt Nam và cho rằng hai bên cần tăng cường các hoạt động hợp tác và hữu nghị nhằm phát huy những tiềm năng của mỗi bên sau khi nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2024.

Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục tại EU

Tỷ lệ sinh giảm kỷ lục tại EU

Theo báo cáo được Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 7/3, số trẻ sơ sinh chào đời tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 5,4% trong năm 2023, xuống còn 3,67 triệu trẻ, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Dữ liệu này cho thấy xu hướng suy giảm dân số ngày càng rõ rệt, đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với khu vực.

Nỗ lực toàn cầu trong ứng phó với các thách thức an ninh mạng

Nỗ lực toàn cầu trong ứng phó với các thách thức an ninh mạng

Ngày 5/3, Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia phối hợp cùng Văn phòng Liên hợp quốc về các vấn đề Ma túy và Tội phạm (UNODC) tại Indonesia tổ chức buổi thông tin tình hình về Lễ ký kết Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng, dự kiến diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào tháng 7 tới.

fb yt zl tw