Điểm sáng giáo dục vùng cao Y Tý

Trường mầm non Y Tý nằm trên địa bàn xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới xa xôi của huyện Bát Xát, nhưng thời gian qua đã trở thành điểm sáng nơi biên cương tổ quốc.

Trường mầm non Y Tý nằm trên địa bàn xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng biên giới xa xôi của huyện Bát Xát. Thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã giúp Nhà trường phát huy nội lực, đoàn kết quyết tâm triển khai một số biện pháp thiết thực, hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nổi bật là triển khai xây dựng “mô hình trường học gắn với du lịch” …trở thành điểm sáng nơi biên cương tổ quốc.

Niềm vui đến trường của các em học sinh trường Mầm non Y Tý.

Có dịp đến thăm Trường Mầm non Y Tý, chúng tôi thực sự ấn tượng, cô giáo Hà Thị Thanh Huyền, Bí Thư chi bộ, hiệu trưởng trường Mầm non Y Tý cho biết: Nhà trường được thành lập năm 2005, trên cơ sở tách từ trường Phổ thông cơ sở Y Tý. Những năm đầu mới được thành lập cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, các phòng học chủ yếu là xây dựng tạm hoặc học nhờ phòng học của trường Tiểu học, hoặc nhà dân. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, cùng với nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên các thời kỳ để xây dựng và phát triển giáo dục nhà trường đã đạt Phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi năm 2013. Từ đó, trường Mầm non Y Tý không ngừng trưởng thành, phát triển cả về quy mô mạng lưới trường lớp, cơ cấu tổ chức, đến chất lượng, đội ngũ. Năm học 2020-2021, nhà trường được công nhận đạt trường Chuẩn Quốc gia mức độ 1.

Một tiết học sáng tạo của các em học sinh.

Rời điểm trường chính vượt qua con đường liên thôn dốc cao, khúc khỉu, gần 20 km chúng tôi đến với điểm trường Hồng Ngài, tại đây có 2 lớp học với 38 học sinh trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi, 100% các em đều là người dân tộc Mông. Nhìn lớp học được trang trí cẩn thận tạo không gian ấm cúng, bao quanh không gian vui chơi của điểm trường là hàng rào hoa với nhiều màu sắc sặc sỡ, các em học sinh mạnh dạn, hoạt bát, cất lời “Chúng em chào cô ạ!, chúng em chào thầy ạ!” khi có khách đến thăm lớp, đó là kết quả những nỗ lực của các cô đã dày công rèn rũa học trò.

Chia sẻ với chúng tôi, cô giáo trẻ Triệu Thị Huynh cho biết: Khi được phân công giảng dạy tại điểm trường Hồng Ngài, lúc đầu em cũng hơi e ngại vì đây là lần đầu đi nhận công tác, hơn nữa đây lại là điểm trường xa nhất nên tâm lý có phần dao động. Nhờ có sự động viên kịp thời của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự quan tâm, chăm lo của tập thể sư phạm trường Mầm non Y Tý, sự hướng dẫn, sát sao về chuyên môn của các cô, các chị đồng nghiệp, em đã từng bước làm quen với trường, lớp, làm quen với học sinh... Bốn năm kể từ ngày đầu về nhận công tác, đến nay, người dân trong bản Hồng Ngài đã coi em như người thân, người dân rất quý các cô giáo, luôn tin tưởng khi đưa con em tới lớp”.

Năm học 2022 – 2023, nhà trường có 433 em học sinh, chia thành 20 nhóm lớp tại 13 điểm trường và 40 Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 18 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non. Cùng với đó là tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác kiểm định chất lượng và tự đánh giá trường được thực hiện thường xuyên, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Đặc biệt mô hình “trường học gắn với du lịch” đã và đang được triển khai hiệu quả.

Góc trưng bày trang phục và tìm hiểu văn hóa truyền thống.

Dạo một vòng quanh các điểm trường ở Hồng Ngài, Phìn Hồ, Sim San, Lao Chải, Choản Thèn... điểm thu hút nhất chính là cách trang trí khuôn viên trường lớp. Bên cạnh sự hài hòa, đẹp mắt bảo đảm tính giáo dục, tính thẩm mỹ, lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc còn thể hiện được sự sáng tạo của cô và trò, sự tham gia các bậc cha mẹ học sinh trong việc tôn tạo cảnh quan đã góp phần làm cho mỗi điểm trường trở nên xanh hơn, đẹp hơn, sáng hơn, và thân thiện hơn.

Tại điểm trường chính với mô hình “Trường học gắn với du lịch” mà điểm nhấn là mô hình tắm lá thuốc người Dao ngày càng được phát triển thu hút hàng trăm lượt khách đến thăm quan và sử dụng dịch vụ. Song song với đó, nhà trường cũng dành một không gian riêng cho việc trưng bày các trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì, Mông, Dao...; trưng bày và giới thiệu các sản phẩm của địa phương như: miến sâm, đương quy, rượu thóc Sim San… để khách du lịch trải nghiệm.

Vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc dịp lễ, tết du khách đến với Y Tý có thể nghỉ tại nhà công vụ của giáo viên. Với mô hình này, Trường Mầm non Y Tý đang từng bước đưa trẻ đến gần với thực tiễn đời sống hơn, được trực tiếp tham gia các hoạt động phát triển du lịch thực tế, bước đầu các bé được biết thêm nhiều kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống và hiểu hơn về cách làm du lịch ở địa phương, biết trân quý và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Các bé hoạt bát, mạnh dạn tham gia các hội thi dành cho lứa tuổi mầm non.

Với những nỗ lực không ngừng của tập thể sư phạm nhà trường, nhiều năm liền được Chủ tịch UBND huyện tặng danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến; năm học 2019 - 2020 được nhận Cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ; năm học 2020 - 2021 đạt danh hiệu tập thể xuất sắc, được Bộ giáo dục tặng Bằng khen; năm học 2021 – 2022 đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”. Những thành tích quan trọng này đã góp phần tạo nên thế mạnh mới của nhà trường đồng thời đóng góp quan trọng vào sự phát triển giáo dục của địa phương.

Để đạt được những kết quả quan trọng đó, trước hết phải kể đến sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy xã Y Tý, tiếp đến là sự đoàn kết thống nhất cao trong Chi bộ nhà trường đối với việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường.

Cô giáo Hà Thị Thanh Huyền, Bí Thư chi bộ, Hiệu trưởng trường Mầm non Y Tý cho biết: Chi bộ nhà trường hiện có 15 đảng viên, chúng tôi luôn thực hiện tốt các nguyên tắc trong tổ chức sinh hoạt Đảng. Trong mỗi kỳ sinh hoạt bên cạnh việc triển khai Nghị quyết, chuyên đề của các cấp lãnh đạo, chúng tôi luôn chú trọng hình thức nêu gương trong cán bộ, đảng viên. Mỗi Đảng viên trong Chi bộ luôn xác định nhiệm vụ phải gương mẫu đi đầu thực hiện mọi chức trách, nhiệm vụ được giao, nhất là thực hiện đạo đức nhà giáo gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; lấy kết quả tu dưỡng rèn luyện, chất lượng học sinh và chất lượng các hoạt động chuyên môn khác làm thước đo để đánh giá xếp loại đảng viên hằng năm, kịp thời động viên, khen thưởng các cá nhân làm tốt để nêu gương học tập, đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế, khó khăn trong quá trình quản lý, lãnh đạo, trong thực tế giảng dạy của đồng chí, đồng nghiệp, cùng tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, giúp nhau cùng tiến bộ, hằng năm 100% đảng viên trong Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Bằng những việc làm thiết thực và hiệu quả đó đã giúp tăng mối đoàn kết nội bộ, nâng cao uy tín tổ chức Đảng của nhà trường trong hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước.

Ghi dấu những nỗ lực của cô và trò trường Mầm non Y Tý .

Chia tay vùng cao Y Tý thân thương, tin tưởng mô hình trường học gắn với du lịch của Trường mầm non xã Y Tý sẽ tiếp tục được nhiều Trường học trong và ngoài tỉnh thăm quan, học tập, nhân rộng và trên hết kinh nghiệm trong việc cụ thể hóa việc học Bác, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của tập thể nhà trường, các em học sinh mần non người dân tộc thiểu số Mông, Dao, Hà Nhì… được quan tâm chăm sóc, nuôi dạy tốt trong môi trường học tập năng động, thân thiện, an toàn, được quan tâm rèn luyện kỹ năng sống, tạo dựng một môi trường hoàn toàn thuận lợi để các em phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của những công dân tốt trong tương lai.

Laocai.gov

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Đổi mới mạnh mẽ giáo dục, tập trung xây dựng con người xã hội chủ nghĩa

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba tặng Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội). Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Cán bộ quản lý tâm huyết

Cán bộ quản lý tâm huyết

26 năm công tác, trong đó có 10 năm làm cán bộ quản lý, thầy giáo Đỗ Hải Tùng được biết đến là người luôn tâm huyết với công việc.

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Cô giáo dạy chữ giỏi, dạy nghề tốt

Vững chuyên môn, hòa đồng, giản dị, đó là nhận xét của Ban Giám đốc, đồng nghiệp và học sinh tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh về cô giáo Chử Thanh Tâm.

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giành giải Nhất vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc

Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh giành giải Nhất vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc

Sáng 12/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai tổ chức vòng loại Cuộc thi Tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy cho học sinh khu vực Tây Bắc năm 2024.

fbytzltw