Điểm nhấn góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Campuchia

Tại tỉnh Bình Phước, ngày 20-6, UBND tỉnh đã  tổ chức lễ khánh thành Cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại ấp Thạnh Tây, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh.

Thượng tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Tea Banh cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cụm công trình. Ảnh: Quân đội nhân dân
Thượng tướng Phan Văn Giang và Đại tướng Tea Banh cùng các đại biểu cắt băng khánh thành cụm công trình. Ảnh: Quân đội nhân dân

Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia Tea Banh; Thượng tướng  Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại tỉnh Bình Phước được khởi công xây dựng ngày 8-5-2021 gồm các hạng mục như: bia đá lưu niệm tại điểm dừng chân X-16; điểm cất giấu vũ khí; điểm gặp dân quân và nhân dân Việt Nam; nhà trưng bày triển lãm hình ảnh, hiện vật liên quan đến hành trình cứu nước của Thủ tướng Hun Sen. Đồng thời, tỉnh Bình Phước đã đầu tư nâng cấp quốc lộ 13B, xây dựng đường kết nối từ quốc lộ 13B đến điểm X-16, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tham quan các điểm di tích, vận chuyển hàng hóa, phục vụ công tác quản lý biên giới, tạo động lực phát triển cho khu vực.

Sau gần 40 ngày thi công khẩn trương, Cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại tỉnh Bình Phước đã hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng theo thiết kế.

Cụm công trình hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, góp phần tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ và nhân dân Campuchia hiểu rõ hơn về công lao của thế hệ ông cha đi trước trong công cuộc tìm đường cứu nước, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot cũng như tinh thần quốc tế trong sáng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Đây sẽ là điểm nhấn lịch sử, góp phần thắt chặt thêm tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau của 2 Nhà nước nói chung, tỉnh Bình Phước và các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia nói riêng.

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Ngày 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Kinh nghiệm trong công tác luân chuyển cán bộ ở thị xã Sa Pa

Thực hiện chủ trương của Trung ương, của tỉnh về bố trí điều động, luân chuyển một số chức danh, cán bộ lãnh đạo, quản lý không phải là người địa phương đã tạo cơ hội cho cán bộ được rèn luyện, bồi dưỡng, nhất là cán bộ trẻ từng bước trưởng thành, đáp ứng nhiệm vụ về lâu dài...

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (23/11)

Đêm nay và ngày mai, do chịu ảnh hưởng của lưỡi áp cao lạnh lục địa có cường độ ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió Đông Nam cấp 2; đêm về sáng trời lạnh, vùng cao và núi cao trời rét đậm, có nơi có sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Vương quốc Campuchia

Chuyến thăm nhằm tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Campuchia đi vào giai đoạn phát triển mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau; góp phần củng cố tin cậy chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội và Thượng viện Vương quốc Campuchia.

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

fbytzltw