Dịch vụ T-VAN trong lĩnh vực thuế

YBĐT - Việc khai thuế điện tử qua T-VAN sẽ giúp cơ quan thuế giảm thời gian, chi phí, nhân lực triển khai chương trình khai thuế điện tử; giảm chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tiếp nhận tại cơ quan thuế; việc quản lý NNT và tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử đơn giản vì chỉ thông qua các đầu mối là T-VAN; giảm nguồn lực hỗ trợ NNT thực hiện đăng ký, khai thuế điện tử.

Nhằm xã hội hóa dịch vụ đăng ký thuế, khai thuế qua mạng (KTQM) để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế (NNT), hướng tới điện tử hóa việc thực hiện các nghĩa vụ thuế, tạo thêm kênh hỗ trợ NNT thực hiện kê khai thuế nhanh chóng, chính xác, Tổng cục Thuế đã cấp phép cho các doanh nghiệp đủ điều kiện được công nhận là tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (dịch vụ T-VAN) theo quy định tại Thông tư 180/2010/TT-BTC ngày 10/11/2010 của Bộ Tài chính, nhằm giúp cơ quan thuế mở rộng thực hiện KTQM cho tất cả NNT có nhu cầu.

Dịch vụ T-VAN là dịch vụ truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi thông điệp dữ liệu điện tử về thuế giữa NNT và cơ quan thuế để thực hiện đăng ký thuế điện tử và khai thuế điện tử. Đây là tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ cho NNT về đăng ký thuế điện tử; khai, nhận hồ sơ khai thuế điện tử; gửi các thông báo phản hồi của cơ quan thuế cho NNT; hỗ trợ các vướng mắc về kỹ thuật.

Cơ quan thuế có trách nhiệm xây dựng cơ sở pháp lý cho dịch vụ T-VAN như: thông tư giao dịch điện tử, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối; xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho phép kết nối với T-VAN để tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử và phản hồi các thông báo của cơ quan thuế; vận hành hệ thống tiếp nhận tờ khai tại cơ quan thuế và hỗ trợ T-VAN triển khai dịch vụ cho NNT.

Tổ chức T-VAN có trách nhiệm xây dựng hệ thống khai, tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử và gửi cơ quan thuế; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, cài đặt, hỗ trợ dịch vụ cho NNT; tổ chức tiếp nhận, xử lý và gửi hồ sơ khai thuế điện tử cho cơ quan thuế; nhận các thông tin phản hồi từ cơ quan thuế và gửi cho NNT; đảm bảo hạ tầng kỹ thuật để tiếp nhận, gửi nhanh, chính xác, toàn vẹn hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế; bảo mật thông tin khai thuế của NNT; phát triển thêm các dịch vụ gia tăng khác cho NNT như: tư vấn thuế, kế toán thuế, quản lý nhân sự, chi trả lương, chứng thư số...

NNT có trách nhiệm lựa chọn đơn vị T-VAN có chất lượng và chi phí phù hợp; ký hợp đồng dịch vụ với đơn vị T-VAN; thực hiện lập, ký và gửi tờ khai điện tử theo đúng quy định của cơ quan thuế cho T-VAN (thời điểm cơ quan thuế xác nhận tờ khai là thời điểm gửi đến T-VAN); nhận thông báo tiếp nhận tờ khai của cơ quan thuế qua T-VAN; yêu cầu T-VAN hỗ trợ kỹ thuật gửi tờ khai (mọi giao dịch, truyền nhận thông tin về KTQM giữa cơ quan thuế và NNT đều qua T-VAN).

Việc khai thuế điện tử qua T-VAN sẽ giúp cơ quan thuế giảm thời gian, chi phí, nhân lực triển khai chương trình khai thuế điện tử; giảm chi phí đầu tư, vận hành hệ thống tiếp nhận tại cơ quan thuế; việc quản lý NNT và tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử đơn giản vì chỉ thông qua các đầu mối là T-VAN; giảm nguồn lực hỗ trợ NNT thực hiện đăng ký, khai thuế điện tử.

Sử dụng dịch vụ T-VAN, NNT nhận được dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với chi phí do quy luật cạnh tranh mang lại; thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh gọn (nhà cung cấp sẽ thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết với bên thuế); đường truyền  tốc độ cao, không bị nghẽn mạng vào ngày cao điểm; được lựa chọn, thay đổi nhà cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử; NNT được sử dụng các dịch vụ khác từ nhà cung cấp dịch vụ T-VAN như: tư vấn thuế, các dịch vụ hỗ trợ về kế toán, các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp, phần mềm in hoá đơn…

Hiện nay, đã có 8 đơn vị được cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN là: Công ty cổ phần Công nghệ thông tin Đông Nam Á, Công ty TNHH An ninh mạng Bkav, Công ty cổ phần Giải pháp công nghệ hai mươi bốn, Công ty TNHH Phát triển công nghệ Thái Sơn, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC và Công ty cổ phần Misa (danh sách các đơn vị được cấp Giấy chứng nhận Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN sẽ được cập nhật thường xuyên và thông báo trên website: http://kekhaithue.gdt.gov.vn).

Tuy nhiên, việc KTQM qua dịch vụ T-VAN hoặc qua hệ thống KTQM của cơ quan thuế (iHTKK) đều có những hạn chế nhất định. Khi sử dụng dịch vụ T-VAN, NNT phải trả phí sử dụng dịch vụ (khoảng gần 60.000đ/tháng); các đơn vị T-VAN mới cung cấp dịch vụ, chất lượng ban đầu có thể chưa đáp ứng yêu cầu; quy trình phối hợp, đối soát thông tin, hỗ trợ NNT giữa cơ quan thuế với T-VAN cần có thời gian để hoàn thiện.

Nếu sử dụng hệ thống KTQM của cơ quan thuế (iHTKK) thì NNT được cung cấp miễn phí, nhưng phải tự làm thủ tục đăng ký với cơ quan thuế, thường bị quá tải vào ngày cao điểm và phải tự liên hệ với bộ phận phụ trách của cơ quan thuế quản lý để được hỗ trợ khi có trục trặc. Như vậy, NNT có thể tự lựa chọn hình thức KTQM qua dịch vụ T-VAN hoặc qua Hệ thống iHTKK phù hợp với nhu cầu thực tế của mình.

 Linh Nhung

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw