Đi tìm sự tích núi Hàm Rồng

LCĐT - Ở độ cao 1.500 m, Sa Pa như một hòn đảo nổi trong làn mây trắng bồng bềnh huyền ảo của núi rừng Hoàng Liên Sơn hùng vỹ. Nổi bật phía Đông Nam thị trấn Sa Pa cũ, nơi ngã ba giáp ranh với xã Sa Pả (nay là phường Sa Pả) và xã Hầu Thào là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng có độ cao vượt hẳn khu thị trấn hàng trăm mét, trên đỉnh núi có hình thù một con rồng ngẩng cao đầu, hướng lên đỉnh Fansipan quanh năm mây phủ.

Núi Hàm Rồng.
Núi Hàm Rồng.

Xung quanh chuyện kể về núi Hàm Rồng có nhiều truyền thuyết mà người dân bản địa thường kể cho con cháu nghe như truyền thuyết về 3 anh em nhà rồng trong cơn đại hồng thủy chọn nơi trú ngụ, hai rồng anh để lạc rồng em. Trong đớn đau giành sự sinh tồn, rồng em hóa đá để lại dấu tích núi Hàm Rồng.

Cận cảnh đỉnh Hàm rồng mùa tuyết rơi.

Cận cảnh đỉnh Hàm rồng mùa tuyết rơi.

Nhưng truyền thuyết được nhiều người yêu mến là câu chuyện tình yêu của đôi rồng nơi chân dãy Hoàng Liên. Chuyện kể rằng, khi xưa trời đất còn gần nhau, từ dưới đất bắc thang lên được trời. Dưới chân dãy Hoàng Liên có đôi rồng yêu thương nhau mãnh liệt, sống với nhau hạnh phúc tràn đầy. Một năm nọ có trận đại hồng thủy khiến đất rung chuyển, trời như sập xuống, long mạch vùng Hùng Hồ lưng chừng dãy Hoàng Liên bị bung ra, nước và bùn đá cuồn cuộn đổ về. Đôi rồng đang say sưa hạnh phúc không hề hay biết, đến khi dòng bùn đá từ mạch Hùng Hồ tràn về cuốn mỗi con mỗi hướng. Rồng chồng trôi xuôi theo hướng dòng Mường Hoa, rồng vợ mắc kẹt lại trong khe núi đá. Rồi trời đất bình yên trở lại, nhưng chờ mãi không thấy rồng chồng trở về; rồng vợ khắc khoải quên ăn, quên ngủ nằm chờ. Đợi chờ mãi rồng vợ hóa đá, đầu vẫn hướng lên dãy Hoàng Liên Sơn như tìm kiếm chồng. Núi Hàm Rồng hôm nay còn lại dấu tích vườn hoa Hàm Rồng, vườn đá Thạch Lâm lưu dấu chuyện tình đôi rồng huyền thoại.

Người Mông Sa Pa làm lễ cúng thần trên đỉnh Hàm rồng dịp đầu xuân.
Người Mông Sa Pa làm lễ cúng thần trên đỉnh Hàm rồng dịp đầu xuân.

Với người địa phương, truyền thuyết về núi Hàm Rồng luôn được trân trọng và truyền kể cho con cháu đời sau và được linh thiêng hóa. Đã từ lâu, mỗi khi Tết đến, các già làng, trưởng họ người Mông, Giáy, Xá Phó và Dao vẫn đến núi Hàm Rồng để tổ chức lễ cúng tưởng nhớ về tình yêu đẹp của vợ chồng nhà rồng, cầu mong cho trời đất nơi đây mưa thuận, gió hòa.

Khu du lịch Hàm Rồng được xây dựng trên diện tích gần 150 ha. Công trình được khởi công năm 1996 nhằm khai thác những giá trị văn hóa - tự nhiên một cách hoang sơ. Đặc biệt, với những du khách có sở thích ngắm toàn cảnh thị trấn Sa Pa cũ từ trên cao thì lên khu du lịch Hàm Rồng có nhiều điểm có thể nhìn thấy thị trấn du lịch từ 3 phía.

Người dân trong vùngtổ chức lễ hội mùa xuân trên đỉnh Hàm rồng.
Người dân trong vùngtổ chức lễ hội mùa xuân trên đỉnh Hàm rồng.

Không chỉ là điểm ngắm thị xã du lịch Sa Pa đẹp nhất, núi Hàm Rồng còn được biết đến như một khu vườn thượng uyển với các loài hoa khoe sắc quanh năm. Đến đây, du khách cũng cảm nhận được những giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số qua các không gian trưng bày, tái hiện cuộc sống sinh hoạt của đồng bào.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Quảng bá sân khấu bằng công nghệ

Thay vì những cách quảng bá xưa cũ, việc áp dụng công nghệ đang hỗ trợ nhiều đơn vị sân khấu, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống có nhiều cơ hội tiếp cận với khán giả.

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Xuất bản sách ảnh 'Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử'

Thông qua gần 200 bức ảnh được sưu tầm, chắt lọc và lựa chọn một cách công phu, cuốn sách cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận đánh nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ 20.

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

"Theo dấu chân Người" tháng 5 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong tháng 5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Theo dấu chân Người” hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2024).

Đại trùng tu Đền Thượng

Đại trùng tu Đền Thượng

Theo ông Ngô Ngọc Hà, Trưởng Ban Quản lý di tích thành phố Lào Cai, Đền Thượng đã trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo và lần đại trùng tu này được thực hiện sau đúng 100 năm đền được di chuyển lên vị trí hiện nay.

49 năm non sông liền một dải

49 năm non sông liền một dải

49 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam từ một nước nghèo, đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện và nâng cao; quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế.

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô năm 2024

Tối 29/4, tại sân chợ văn hóa xã Nghĩa Đô, UBND huyện Bảo Yên tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), trao giải một số hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện và bế mạc Ngày hội văn hóa dân gian xã Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” lần thứ 2, năm 2024.

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

fb yt zl tw