Dền Thàng trăn trở tìm hướng thoát nghèo

LCĐT - Diện tích đất canh tác nông nghiệp ít và thời tiết khắc nghiệt khiến người dân xã Dền Thàng (huyện Bát Xát) loay hoay tìm hướng thoát nghèo trong nhiều năm nay.

Khó tìm mô hình kinh tế hiệu quả

Cách đây khoảng 5 năm, người dân xã Dền Thàng rất phấn khởi khi được Nhà nước hỗ trợ vốn, giống và kỹ thuật để khôi phục giống lạc đỏ địa phương. Đây được cho là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, cho năng suất và chất lượng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Thế nhưng, diện tích lạc đỏ không những không mở rộng mà đã bị thu hẹp rất nhiều. Diện tích đất trước đây trồng lạc thì nay được thay thế bằng cây dong riềng. Ông Tráng A Trí, Chủ tịch UBND xã Dền Sáng cho biết: Cây lạc đỏ địa phương khi trồng thử nghiệm rất tốt nhưng trồng đại trà thì nhiều diện tích không có củ nên người dân dần chán nản, không muốn trồng.

Gia đình ông Vừ A Lè (thôn Dền Thàng 1, xã Dền Thàng) có hơn 1 ha đất nhưng luôn trong tình trạng thiếu nước, chỉ trồng dong riềng là phù hợp và cho giá trị kinh tế cao hơn các loại cây truyền thống khác. Năm được mùa, được giá thì hơn 1 ha dong riềng cho thu hoạch khoảng 20 tấn củ, bán được gần 50 triệu đồng; năm giá thấp thì không đủ chi phí phân bón và nhân công. Ông Lè bộc bạch: Vẫn biết củ dong riềng giá bấp bênh nhưng chúng tôi không biết trồng cây nào khác. Nhờ cây dong riềng mà người dân trong thôn có tiền chi tiêu sinh hoạt hằng ngày. Cấy lúa, trồng ngô thì chỉ đủ lương thực để ăn và chăn nuôi, không thể nói đến chuyện làm giàu.

Dong riềng là cây trồng chủ lực ở Dền Thàng.
Dong riềng là cây trồng chủ lực ở Dền Thàng.

Xã Dền Thàng hiện có khoảng 100 ha trồng cây dong riềng với sản lượng khoảng 2.000 tấn củ/năm, giá trị kinh tế ước đạt 5 tỷ đồng. Toàn bộ sản lượng củ dong riềng của người dân cung cấp cho nhà máy chế biến miến Thành Sơn (xã Bản Xèo, huyện Bát Xát). Dong riềng là cây trồng chủ lực nhưng giá trị kinh tế không cao nên từ nhiều năm nay, người dân Dền Thàng vẫn loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế. Hiện nay, Dền Thàng có 541 hộ (trong tổng số 688 hộ) thuộc diện nghèo, còn lại là hộ cận nghèo và trung bình, số hộ khá chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Làm gì để thoát nghèo?

Tìm hướng đi để xã Dền Thàng thoát nghèo là bài toán rất khó. Trong những năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người dân trong xã phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập như trồng cây dược liệu, nuôi ngựa, lợn đen và gà bản địa… Tuy nhiên, các mô hình đều chưa mang lại thành công như mong đợi.

Ông Tráng A Trí, Chủ tịch UBND xã cho biết: Diện tích đất canh tác của địa phương đã ít trong khi phần lớn thường xuyên thiếu nước nên trồng cây gì, nuôi con gì đều rất khó khăn. Trước mắt, chúng tôi vận động người dân tích cực lao động, sản xuất, tận dụng diện tích đất có thể trồng ngô, lúa, sắn, dong riềng. Về lâu dài, chúng tôi phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của huyện Bát Xát, của tỉnh hỗ trợ dạy nghề cho người dân và tìm kiếm việc làm.

Được biết, nhiều người dân xã Dền Thàng đã mạnh dạn đi lao động ở các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh với thu nhập 7 - 10 triệu đồng/tháng, tuy nhiên đây là những trường hợp lao động có trình độ và được đào tạo nghề.

Ông Cồ Bá Thìn, Bí thư Đảng ủy xã Dền Thàng cho biết: Khó khăn trong phát triển kinh tế khiến chương trình xây dựng nông thôn mới gặp nhiều trở ngại, hiện xã mới đạt 11/19 tiêu chí; thu nhập bình quân mới đạt 27,8 triệu đồng/người/năm. Địa phương đã kiến nghị với huyện và tỉnh hỗ trợ giới thiệu các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; có cơ chế riêng ưu tiên nguồn vốn để thực hiện các dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân… Dẫu vậy, xã vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp.

UBND tỉnh đã có Kế hoạch số 239 ngày 19/5/2021 về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có xã Dền Thàng. Theo đó, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 8%/năm trở lên theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025; nâng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2025 của từng xã gấp hơn 2 lần so với năm 2020; đến năm 2025, mỗi xã phấn đấu đạt tối thiểu 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2022, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 9% trở lên; mỗi xã phấn đấu đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Với sự hỗ trợ của huyện và các cơ quan chức năng của tỉnh kỳ vọng mở ra cơ hội thoát nghèo cho Dền Thàng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vì những miền quê đáng sống

Vì những miền quê đáng sống

Từ ước mong ban đầu xây dựng những miền quê đáng sống, lấy đây là động lực, mục tiêu phấn đấu, giờ đây mục tiêu đó hiển hiện rõ ràng và trở thành thực tế sinh động ở huyện Bảo Thắng.

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

[Infographic] 10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

Ngày 17/4/2024, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 220-KH/UBND về phát triển kinh tế - xã hội đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024, với mục tiêu thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn các xã nghèo; giúp người nghèo cải thiện sinh kế, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các xã trên địa bàn tỉnh.

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Những nghị quyết mang hơi thở cuộc sống

Nghị quyết đúng, trúng, phù hợp với thực tế, được người dân đồng thuận sẽ là tiền đề quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền các cấp triển khai hiệu quả vào thực tế cuộc sống, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Thành quả nổi bật từ những nghị quyết chuyên về hiến đất làm đường giao thông nông thôn tại các địa phương là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

[Infographic] Hướng dẫn thực hiện một số chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới/huyện nông thôn mới nâng cao và tiêu chí huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021 - 2025.

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Lào Cai triển khai 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất

Với mục tiêu phấn đấu ít nhất 80% số hộ thuộc đối tượng thụ hưởng tham gia dự án thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, giàu, trong năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ thực hiện 176 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, gồm 65 dự án liên kết (11 dự án cấp tỉnh, 54 dự án cấp huyện), 111 dự án cộng đồng cấp huyện.

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng

Chiều 26/4, tại thành phố Lào Cai, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai và Hội Nông dân thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị ký kết biên bản ghi nhớ giữa Trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh Lào Cai và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ nông dân thành phố Hải Phòng.

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

fb yt zl tw