Đêm thơ nhạc kịch kỷ niệm 75 năm ngày sinh nhà thơ Lưu Quang Vũ

Đêm thơ nhạc kịch “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” bao gồm 4 chương, với tựa đề là những câu thơ và tác phẩm nổi tiếng của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ.
Tình yêu và Tổ quốc là hai cảm hứng lớn lao nhất trong thơ ca Lưu Quang Vũ (1948-1988) - tác giả của hàng trăm bài thơ, truyện ngắn cùng hơn 50 kịch bản sân khấu. Tuy chỉ sống 40 năm trên dương thế, nhưng những dấu ấn mà ông để lại cho đời vô cùng sâu đậm, sống mãi đến bây giờ. Ông là tác giả trẻ nhất được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000.
Nhân kỷ niệm 75 năm sinh Lưu Quang Vũ, 35 năm ngày mất cặp vợ chồng tài hoa bậc nhất của văn chương, kịch nghệ Việt Nam Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh, vào ngày 16/8 tới, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, gia đình hai cố tác giả phối hợp cùng Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt tổ chức Đêm thơ nhạc kịch mang tên "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”.
Đêm nghệ thuật được dàn dựng công phu, sáng tạo, quy tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi: NSND Lê Khanh, NSƯT Lê Chức, NSƯT Đỗ Kỷ, NSƯT Minh Trang, NSƯT Tạ Tuấn Minh, diva Mỹ Linh, ca sĩ Vũ Thắng Lợi, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, nhạc sĩ Lê Tâm, đạo diễn âm nhạc: nhạc sĩ Trần Đức Minh, tổng đạo diễn: NSƯT Trần Lực, chỉ đạo nghệ thuật: NSƯT Đỗ Kỷ, thiết kế sân khấu: NSƯT Doãn Bằng... Đặc biệt, trong chương trình, lần đầu tiên vở kịch bất hủ "Hồn Trương Ba - da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ sẽ được thể hiện bởi Lucteam với phong cách kịch đương đại, trẻ trung, hứa hẹn mang tới cho khán giả nhiều bất ngờ thú vị.
Đêm thơ nhạc kịch "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” bao gồm 4 chương, với tựa đề là những câu thơ và tác phẩm nổi tiếng của nhà biên kịch Lưu Quang Vũ. Sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật, chương trình tái hiện lại cuộc đời ngắn ngủi nhưng thấm đẫm tình yêu và khao khát sống đẹp, sống ý nghĩa của cây bút tài năng một thời – người được mệnh danh là nhà biên kịch tiên phong trong nền kịch nghệ Việt Nam ở thời đổi mới.
Chương I: "Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ” nói về tính công dân trong thơ Lưu Quang Vũ. Các nhà nghiên cứu văn học một lần nữa khẳng định trăn trở của Lưu Quang Vũ với "hồn dân tộc”. NSƯT Tạ Tuấn Minh, NSƯT Lê Chức và NSƯT Đỗ Kỷ thể hiện các thi phẩm "Việt Nam ơi”; "Trung Hoa”, "Người cùng tôi”. Ở phần kết chương, giọng ca trong trẻo từng là hiện tượng của The Voice Kids Bùi Hà My sẽ thể hiện các ca khúc phổ thơ Lưu Quang Vũ của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến "Mắt một mí”. 
Đêm thơ nhạc kịch kỷ niệm 75 năm ngày sinh nhà thơ Lưu Quang Vũ ảnh 1
NSƯT Trần Lực chia sẻ tại cuộc họp báo.
Chương 2: "Anh yêu em và anh tồn tại” sẽ nhắc tới 3 người phụ nữ đã ảnh hưởng tới cuộc đời, cũng như để lại nhiều dấu ấn trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ. Đó là diễn viên điện ảnh Tố Uyên - tình yêu thời tuổi trẻ, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền - tri kỷ của ông trong những "tháng năm đau xót và hy vọng” và nhà thơ Xuân Quỳnh - người bạn thơ, bạn đời đồng điệu, người đã có 15 năm đi bên cạnh Lưu Quang Vũ, người đã cùng ông đi qua những tháng ngày thăng hoa cả về tình yêu và sự nghiệp.
Chương 3 "Hồn Trương Ba - da hàng thịt”, với Lucteam – đoàn kịch của nghệ sĩ Trần Lực, tác phẩm kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ "Hồn Trương Ba - da hàng thịt” sẽ một lần nữa được tái hiện trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội. Với phong cách biểu hiện - ước lệ của nghệ thuật sân khấu truyền thống, Trần Lực mang tới đêm diễn nhiều sáng tạo mới mẻ, tại đó diễn viên dùng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để thể hiện những vấn đề, những con người - nhân vật được phản ánh trong vở diễn.
Chương kết: "Gió và Tình yêu thổi trên đất nước tôi” khép lại chương trình. Tại đó, ca khúc "Nhà chật” (phổ thơ Lưu Quang Vũ, nhạc Nguyễn Lê Tâm) kể lại cuộc sống gian khổ những đầy lãng mạn và yêu thương trong căn phòng 6m2 của gia đình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ. Với "Thuyền và biển” và đặc biệt "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” – ca khúc của Nguyễn Vĩnh Tiến cũng chính là ca khúc chủ đề của chương trình – qua giọng hát diva Mỹ Linh một lần nữa khẳng định niềm tin bất diệt vào tình yêu và cuộc sống.
Chia sẻ về chương trình, ông Lưu Quang Định - Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay, Trưởng BTC đêm thơ nhạc kịch "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi”, em trai nhà thơ Lưu Quang Vũ cho biết: "Người yêu thi ca hay nhắc tới anh với những bài thơ tình say đắm, lãng mạn, nhưng Lưu Quang Vũ còn có một loạt tác phẩm với đầy cảm xúc công dân, tinh thần trách nhiệm của một nhà thơ trước các vấn đề lớn của xã hội, tình thương dành cho những con người nhỏ bé, yếu thế. Tại chương trình này, lần đầu tiên những tác phẩm như thế sẽ được trình diễn trên sân khấu”.
NSƯT Trần Lực, tổng đạo diễn của đêm thơ - nhạc - kịch "Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” chia sẻ: "Tôi cùng sân khấu Lucteam rất vinh dự và hạnh phúc khi tham gia dự án lần này, tôi và gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng rất thân thiết, coi nhau như người nhà, bất cứ chương trình nào để tưởng nhớ anh Lưu Quang Vũ và chị Xuân Quỳnh, chỉ cần gia đình có lời tôi sẵn sàng tham gia. Từ bé, tôi đã xem kịch của anh Vũ rất nhiều, trong đó "Hồn Trương Ba - da hàng thịt” là vở diễn tôi vô cùng yêu thích. Lần này, tác phẩm sẽ được mang lên sân khấu với sự thể hiện mới mẻ theo phong cách của Lucteam.
(Theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Người Dao Lương Thịnh giữ gìn bản sắc

Xã Lương Thịnh hôm nay đang khoác lên mình tấm áo mới của sự ấm no, trù phù, cùng với đó là nét đẹp truyền thống được đồng bào dân tộc Dao nơi đây giữ gìn như báu vật. Đặc biệt, ở thôn Vực Tròn và thôn Khe Lụa, chữ nôm Dao, những bài cúng, nghi lễ linh thiêng vẫn được truyền nối qua nhiều thế hệ. 

Người thổi hồn văn hóa Mông

Người thổi hồn văn hóa Mông

Tại xã Sín Chéng, có một người đang ngày ngày gìn giữ nghề làm đàn môi - nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Mông. Đó là ông Giàng A Thống, người đã gắn bó với loại nhạc cụ mộc mạc mà sâu lắng, từng được ví như “tiếng lòng” của trai gái Mông trong những đêm hội tình xuân.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

fb yt zl tw