Để 'Tết nhân ái' trọn niềm vui

Để chăm lo tết cho các đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội, những ngày này, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương đang tích cực triển khai phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025.

Để chăm lo tết cho các đối tượng khó khăn, yếu thế trong xã hội, những ngày này, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh đang tích cực triển khai phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025. Với mong muốn thêm mỗi phần quà là thêm một mùa xuân đầm ấm đến với người cần hỗ trợ, các cấp Hội Chữ thập đỏ đều xây dựng kế hoạch, triển khai vận động nguồn lực để kết nối những tấm lòng hảo tâm đồng hành cùng hội trong hành trình nhiều ý nghĩa này.

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, trao tặng quà cho đối tượng người khiếm thị trong một hoạt động của phong trào “Tết nhân ái” dịp Tết Nguyên đán 2024
Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, trao tặng quà cho đối tượng người khiếm thị trong một hoạt động của phong trào “Tết nhân ái” dịp Tết Nguyên đán 2024

Tập trung mọi nguồn lực

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” và kết quả đạt được trong những năm trước, phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025 tiếp tục được Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh triển khai sâu rộng trong cộng đồng nhằm huy động các nguồn lực ủng hộ, góp phần chăm lo cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, có thêm điều kiện vui xuân, đón tết đầm ấm, đầy đủ hơn.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, ngay sau khi Hội CTĐ tỉnh ban hành kế hoạch triển khai phong trào, các cấp Hội CTĐ trong tỉnh đều đồng loạt xây dựng, triển khai để vận động nguồn lực mang tết đến với người cần hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Bà Lê Thị Kim Thảo, Chủ tịch Hội CTĐ xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng, cho biết từ giữa tháng 11-2024, Hội đã triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025 đến các chi hội trực thuộc; gửi thư ngỏ vận động đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Mục tiêu phấn đấu của Hội CTĐ xã Thanh An đặt ra trong thực hiện phong trào năm nay là vận động, trao tặng 260 phần quà cho các đối tượng. Đến nay, Hội đã vận động, trao tặng được 50 phần cho các đối tượng khó khăn trên địa bàn xã, mỗi phần quà trị giá 500 ngàn đồng.

“Còn hơn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán, chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ, chung tay của các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để hỗ trợ quà cho người nghèo, hộ khó khăn có cái tết vui tươi, ấm áp, góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn xã”, bà Lê Thị Kim Thảo cho biết.

Tại TP.Dĩ An, công tác vận động nguồn lực thực hiện phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025 cũng đang được Hội CTĐ hết sức quan tâm. Ông Lê Phú Tâm, Chủ tịch Hội CTĐ TP.Dĩ An, cho biết bên cạnh các hoạt động nhân đạo được tổ chức thường xuyên, mỗi năm, vào dịp Tết Nguyên đán, Hội CTĐ đều vận động nguồn lực để tặng quà cho những hoàn cảnh khó khăn để ai cũng có tết đầm ấm.

Thực hiện phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025, các cấp Hội CTĐ trên địa bàn TP.Dĩ An phấn đấu vận động và trao tặng ít nhất 7.000 phần quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ tổn thương, với tổng trị giá đạt 3,5 tỷ đồng. Mỗi phần quà có trị giá tối thiểu từ 500 ngàn đồng trở lên. Ngoài ra, Thành hội cũng sẽ tổ chức một chương trình “Tết nhân ái” cấp thành phố với quy mô 500 người hưởng lợi, giá trị mỗi phần quà từ 500 ngàn đồng trở lên.

Theo ông Lê Phú Tâm, “Các cấp hội trên địa bàn TP.Dĩ An đang triển khai tuyên truyền để lan tỏa ý nghĩa phong trào “Tết nhân ái” trong cộng đồng, từ đó kết nối các tấm lòng hảo tâm cùng tham gia ủng hộ nguồn lực, chung sức mang những phần quà tết đến với đối tượng khó khăn”.

Nhiều hoạt động trong tháng chạp

Theo kế hoạch, thời gian thực hiện phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 7 đến ngày 26-1-2025 (tức từ ngày 8 đến ngày 27-12 tháng chạp); cao điểm từ ngày 14 đến ngày 23-1-2025 (tức từ 15 đến 24 tháng chạp). “Tết nhân ái” năm 2025 sẽ diễn ra hàng loạt hoạt động như: “Hội chợ - tặng quà - vui tết” nhằm trợ giúp về vật chất, tinh thần để người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương trong toàn tỉnh được vui xuân, đón tết trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc.

Phấn đấu trao tặng ít nhất 30.000 phần quà

Triển khai phong trào “Tết nhân ái” xuân Ất Tỵ 2025, Hội CTĐ tỉnh đặt ra mục tiêu để các cấp Hội trong tỉnh cùng tập trung phấn đấu vận động và trao tặng ít nhất 30.000 phần quà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người dễ bị tổn thương trong dịp Tết Nguyên đán, với tổng giá trị hoạt động phong trào đạt 15 tỷ đồng (giá trị mỗi phần quà trao tặng đến người thụ hưởng tối thiểu từ 500 ngàn đồng trở lên).

Bà Nguyễn Thị Lệ Trinh, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh, cho biết từ đầu tháng 11-2024, Hội CTĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai phong trào đến các cấp hội trong tỉnh. Để những phần quà “Tết nhân ái” đến đúng đối tượng cần hỗ trợ và “không có ai bị bỏ lại phía sau”, Tỉnh hội cũng chỉ đạo các cấp hội rà soát, lập danh sách đối tượng thụ hưởng để triển khai các hoạt động chăm lo tết.

“Tết nhân ái” là một hoạt động nhân đạo thiết thực, ý nghĩa được các cấp Hội CTĐ trong tỉnh triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả trong nhiều năm qua. Còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hy vọng phong trào này sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp nguồn lực từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, cùng đồng hành với Hội CTĐ mang quà xuân đến động viên những người có hoàn cảnh khó khăn, để ai cũng được vui xuân, đón tết cổ truyền an vui, đầm ấm, đầy tình yêu thương.

Đối tượng thụ hưởng trong phong trào “Tết nhân ái” gồm: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người nhiễm chất độc da cam, người khuyết tật, bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong năm 2024, nhất là tại các địa phương phía Bắc chịu tác động nặng nề của bão số 3 (Yagi) vừa qua; những nhóm dễ bị tổn thương khác (như phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người neo đơn...).

Những người không có điều kiện vui xuân, đón tết cùng với gia đình do hoàn cảnh neo đơn, khó khăn (người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa sống tại các trung tâm nuôi dưỡng tập trung; người vô gia cư, xóm trọ lao động, xóm trọ bệnh nhân…) và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên CTĐ có hoàn cảnh khó khăn cũng là những đối tượng được thụ hưởng từ phong trào này.

baobinhduong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Cảnh đẹp Bình Dương qua tranh sơn mài

Khi những di tích, thắng cảnh của Bình Dương như cầu gãy Sông Bé, Nhà việc Phú Cường (nay là Nhà truyền thống TP.Thủ Dầu Một, chợ Thủ), bến Lò Lu, chùa Hội Khánh… được bàn tay khéo léo của họa sĩ đưa vào tranh sơn mài đã tạo nên những tác phẩm độc đáo. Thông qua những tác phẩm nghệ thuật ấy, hình ảnh của đất và người Bình Dương có cơ hội đến với nhiều người, đi nhiều nơi…

Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lực đẩy cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Với những thuận lợi từ tấm “vé thông hành” là Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu mang lại, các cấp, các đơn vị sản xuất ngày càng quan tâm, tham dự chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn. Danh hiệu này thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mạnh mẽ và nghiêm túc vào việc phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới.

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Hạnh phúc với hành trình “tiếp sức”

Với tâm niệm “Cho đi là còn mãi”, hàng tháng, bà dùng lương hưu của mình, cộng với tiền con cháu cho, rồi góp vào Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn để hỗ trợ các em học sinh nghèo vượt khó hiếu học của địa phương. Cứ như thế, hàng trăm học sinh khó khăn được “tiếp sức” đến trường. Người mà chúng tôi nói tới là bà Lương Thị Út (ở phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An), người sáng lập Quỹ học bổng Mai Bửu Đàn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương

Việc cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cùng với sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương sẽ tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường lao động. Điều này không chỉ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương mà còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu.

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Về làng thông minh, cảm nhận sự đổi thay

Xã Bạch Đằng (TP.Tân Uyên) được Bình Dương chọn là một trong những địa phương thí điểm xây dựng làng thông minh. Với sự nỗ lực chung, sau 3 năm triển khai xây dựng thí điểm mô hình, đến nay người dân, du khách đang cảm nhận rõ nét sự thay đổi của vùng đất cù lao này.

fb yt zl tw