Để du lịch sông nước luôn là "đặc sản" hấp dẫn của Đồng bằng sông Cửu Long

Theo Phó Cục trưởng Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy, hiện mỗi địa phương cần tìm ra nét riêng, đặc sắc nhất để tránh trùng lặp sản phẩm do khai thác tài nguyên tự nhiên sông nước, miệt vườn.

Hai du khách người Mỹ thưởng thức bữa sáng trên ghe ở Chợ nổi Cái Răng.
Hai du khách người Mỹ thưởng thức bữa sáng trên ghe ở Chợ nổi Cái Răng.

Với lợi thế có gần 28.000km đường thủy, du lịch sông nước gắn với nét văn hóa miệt vườn là những sản phẩm du lịch nổi bật thu hút du khách của Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, lợi thế này vẫn còn rất nhiều tiềm năng cần được các địa phương khai thác, phát huy hiệu quả hơn để sản phẩm du lịch tránh đơn điệu, trùng lặp khiến du khách cho rằng “chỉ cần đến một lần cho biết, đi một nơi biết được cả vùng.”

Chưa trải nghiệm sông nước là chưa về miền Tây

Đi chợ nổi trên sông, đón ánh bình minh, nghe tiếng hò vang vọng, chứng kiến khung cảnh mua bán rộn rã, thưởng thức nhiều đặc sản ẩm thực ngay trên ghe, tàu bồng bềnh theo nhịp sóng nước là những trải nghiệm thú vị mà nhiều du khách khi đến chợ nổi Cần Thơ còn lưu lại. Đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long vùng Tây Nam Bộ, từ lợi thế sông nước, miệt vườn.

Hiện nay, không chỉ có Cần Thơ, nhiều địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đang khai thác các khía cạnh của sản phẩm du lịch sông nước, chợ nổi gắn với văn hóa miệt vườn ven sông. Không chỉ ngắm nhìn cảnh quan sông nước, trên hành trình, du khách còn được lên những cồn, cù lao, miệt vườn, làng quê yên bình, tìm hiểu các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đời sống người dân.

Nhìn nhận về tài nguyên và sản phẩm du lịch này, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy khẳng định tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật nhất tạo nên giá trị đặc thù, khác biệt của vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng khác trong cả nước chính là cảnh quan sông nước, miệt vườn gắn với hạ lưu sông Mekong với 9 nhánh sông đổ ra biển và hệ thống kênh rạch chằng chịt, các cồn, cù lao, miệt vườn, đồng ruộng và vườn cây ăn trái tại các vùng ven sông, cù lao.

Từ góc độ địa phương, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ Đào Thị Thanh Thúy chia sẻ: Cần Thơ có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với miệt vườn và văn hóa sông nước, đậm chất Nam Bộ. Là thành phố, song Cần Thơ có hơn 60% diện tích vùng ngoại thành, được bao quanh bởi rất nhiều sông rạch với những cồn, cù lao, miệt vườn trù phú. Thành phố cũng có rất nhiều điểm nhà vườn phát triển du lịch sinh thái, tập trung ở các quận, huyện Phong Điền, Bình Thủy, Thốt Nốt, Cái Răng.

Đại diện doanh nghiệp từng khai thác nhiều tour du lịch sông nước, trải nghiệm miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long, ông Vũ Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Lữ hành Travelogy cho biết du khách chọn đến Đồng bằng sông Cửu Long vì được khám phá phong cảnh và cuộc sống người dân miền sông nước.

Du khách quốc tế trải nghiệm cuộc sống "thương hồ" của người dân Miền Tây ở Chợ nổi Long Xuyên.
Du khách quốc tế trải nghiệm cuộc sống "thương hồ" của người dân Miền Tây ở Chợ nổi Long Xuyên.

Theo thống kê của ngành Du lịch, có tới 2/3 số du khách đến Cần Thơ mỗi năm chọn tour du lịch trên sông. Điểm nhấn của tour là tham quan chợ nổi Cái Răng, trải nghiệm sông nước gắn với tham quan vườn cây ăn trái tại huyện Phong Điền hoặc tìm hiểu các di tích văn hóa-lịch sử tại quận Bình Thủy, ngắm cảnh sông nước về đêm, thưởng thức các món ăn và nghe đờn ca tài tử biểu diễn ở du thuyền trên sông...

Một địa phương khác cũng ở Đồng bằng sông Cửu Long được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu và các kênh, rạch mang nhiều phù sa bồi đắp cho miệt vườn, ruộng đồng là tỉnh Đồng Tháp cũng đang tận dụng lợi thế để phát triển du lịch.

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, thông tin tỉnh đang đẩy mạnh phát triển du lịch đường sông, du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 12/2024, sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm đời sống người dân bên dòng sông Tiền chảy ra Đồng Tháp “Đêm Tân Thuận Tây” được ra mắt tại xã Tân Thuận Tây, thành phố Cao Lãnh. Tour trải nghiệm hoạt động từ 16 giờ 30 đến 20 giờ ngày thứ Bảy hằng tuần.

Trong chương trình, du khách tham gia nhiều hoạt động đặc sắc như: Ngắm cảnh hoàng hôn bên dòng sông Tiền, tham quan ngôi nhà cổ có niên đại trên 100 năm tuổi tại Thuận Tân Hội quán, trải nghiệm kéo lưới, “giũ” lưới, bắt cá cơm trên sông vào ban đêm, cảm nhận chân thật cuộc sống thường nhật của người dân tại địa phương.

Tăng sức hút cho “đặc sản”

Du khách Đinh Quang Trường đến từ quận Hà Đông, Hà Nội, nói: “Nếu chưa đến chợ nổi, chưa dừng ghe lên thăm một làng quê miệt vườn ven sông hay ghé làng nghề truyền thống, khám phá đời sống người dân, khó có thể nói là đã đi du lịch miền Tây Nam Bộ. Nhưng tôi vẫn muốn các điểm đến có nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú hơn, tìm hiểu nhiều hơn lịch sử của những dòng sông, kênh, rạch, miệt vườn, những phong tục, tập quán của người dân để mỗi lần đến là một lần cảm nhận được nhiều hơn, mới mẻ hơn.”

Quan tâm phát triển sản phẩm du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long từ tài nguyên sông nước, miệt vườn, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy cho rằng hiện nay, dư địa để phát triển sản phẩm du lịch của vùng còn rất nhiều. Quan trọng là mỗi địa phương cần tìm ra nét riêng, đặc sắc nhất để tránh trùng lặp về sản phẩm do cùng khai thác sắc thái chung của tài nguyên tự nhiên là sông nước, miệt vườn.

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch.
Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch.

Đại diện Phòng Quản lý Lữ hành thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, gợi mở để “đặc sản” du lịch sông nước luôn hấp dẫn, từng địa phương, doanh nghiệp khi xây dựng, khai thác sản phẩm không chỉ dừng lại ở các tour tham quan, ngắm cảnh mà phát triển các sản phẩm du lịch trải nghiệm như du lịch sinh thái từ cảnh quan thiên nhiên vùng sông nước, du lịch khám phá rừng ngập mặn, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ven sông.

Hoặc các địa phương phát triển sâu về du lịch cộng đồng, tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng sông nước, tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của người dân. Cùng với đó, mỗi địa phương trên cơ sở tài nguyên có thể chọn phát triển du lịch thể thao trên sông, du lịch văn hóa khám phá lịch sử các công trình kiến trúc của các di tích ven sông, xem biểu diễn nghệ thuật trong không gian sông nước.

Ông Vũ Văn Tuyên, Giám đốc Công ty Lữ hành Travelogy và Thạc sỹ Phan Anh Vũ thuộc Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng chung quan điểm cần khai thác đậm hơn, chọn lọc hơn các nét văn hóa gắn với từng điểm đến trong các tour du lịch đường sông gắn với miệt vườn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Với lợi thế cảnh quan sông nước hữu tình, văn hóa đặc sắc, ẩm thực đa dạng, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển mạnh hơn du lịch đường sông gắn với miệt vườn. Những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm, những cồn, cù lao trên sông luôn chan hòa ánh nắng, thiên nhiên trong lành hay những vườn cây ăn trái, hoa kiểng ven sông là nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ cần được khai thác hiệu quả hơn.

Lấy ví dụ về sản phẩm du lịch gắn với Chợ nổi Ngã Năm ở tỉnh Sóc Trăng, bà Lê Đình Minh Thy, Giám đốc Công ty Vietravel chi nhánh Cần Thơ cho rằng hiện nay, việc phát triển thương hiệu du lịch Chợ nổi Ngã Năm vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Du khách từ các nơi trong hành trình du lịch miền Tây chưa xem nơi này là điểm “phải” đến.

Do đó, để kết nối tour, tuyến gắn với tài nguyên du lịch địa phương các đơn vị, doanh nghiệp nên xây dựng, khai thác các tuyến, điểm đến kết hợp du lịch sinh thái, tâm linh, lễ hội với hành trình 1-3 ngày tại Sóc Trăng mà trong đó, điểm đến Chợ nổi Ngã Năm sẽ là một sản phẩm “đinh” theo các hành trình như Chợ nổi Ngã Năm - Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng ở huyện Mỹ Tú - biển Mỏ Ó thuộc huyện Trần Đề; Chợ nổi Ngã Năm - biển An Thạnh Nam của huyện Cù Lao Dung-du lịch cộng đồng Bưng Cốc ở huyện Mỹ Tú…

Bên cạnh đó, các đơn vị còn có thể kết nối tuyến, điểm liên tuyến miền Tây, trong đó điểm đến sông nước, Chợ nổi Ngã Năm cùng với sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng, du lịch sinh thái biển, du lịch cộng đồng là những sản phẩm du lịch chính, góp phần khai thác hiệu quả các sản phẩm du lịch gắn với sông nước, miệt vườn.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại để thu hút du khách

Việc đưa các loại hình nghệ thuật truyền thống vào phục vụ du lịch đang mở ra hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp không khói. Những show diễn văn hóa không chỉ góp phần quảng bá bản sắc dân tộc mà còn gia tăng trải nghiệm cho du khách, nhất là tại các điểm đến du lịch biển - nơi kinh tế đêm đang từng bước được khai thác hiệu quả.

INFORGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

INFORGRAPHIC: Những lưu ý để có chuyến trekking an toàn

Trekking là hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để du khách khám phá thiên nhiên và giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy nhiên, các chuyến trekking sâu trong rừng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm. Trang bị kĩ năng, kiến thức trước mỗi chuyến đi sẽ giúp du khách có chuyến trekking an toàn.

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam là điểm được ưa thích hàng đầu của người Australia

Trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.

Không gian xanh giữa lòng phố

Không gian xanh giữa lòng phố

Một ngày mới bắt đầu bằng nụ cười, bằng sự vận động và tinh thần tích cực, chan hòa cùng thiên nhiên, đó chính là điều mà công viên Đồng Tâm, phường Yên Bái mang lại mỗi buổi sớm.

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Các nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch trong 6 tháng cuối năm 2025

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam đánh giá, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội để khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế, vươn lên là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trong nửa cuối năm 2025, toàn ngành xác định 8 nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai hiệu quả để đạt được các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Mùa xanh ở thung lũng Lâm Thượng

Dưới nếp nhà sàn mộc mạc bên dòng suối mát, từ những cánh đồng tốt tươi chuyển mình theo mùa cho đến bữa cơm ấm áp trong điệu then ngọt ngào, văn hóa Tày ở thung lũng Lâm Thượng (Lào Cai) đang được giữ gìn và lan tỏa bởi chính những người con quê hương.

'Sống chậm' ở bản Sưng

'Sống chậm' ở bản Sưng

Có một nơi mà thời gian như ngưng đọng. Bước chân vội vã nơi phố thị dường như chẳng thể len lỏi tới được. Ở đó, người ta sống với núi rừng, với gió và nụ cười mộc mạc thuần hậu. Nơi ấy là xóm Sưng, nằm nép mình dưới chân núi Biều, xã Cao Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Chàng trai người Mông và giấc mơ “gắn sao” cho homestay

Vùng đất Mù Cang Chải sở hữu bức tranh thiên nhiên cuốn hút với cảnh ruộng bậc thang hùng vỹ, núi đồi trập trùng và nét văn hóa bản địa độc đáo của đồng bào dân tộc Mông. Giữa bức tranh hùng vỹ ấy, có chàng trai người Mông đã ấp ủ và hiện thực hóa giấc mơ lớn lao. Đó là Thào A Su, sinh năm 1994, ở bản Tà Chí Lừ, xã La Pán Tẩn, tỉnh Yên Bái (cũ), nay thuộc xã Púng Luông, tỉnh Lào Cai.

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Khách du lịch có xu hướng thích trải nghiệm với homestay

Làn sóng dịch chuyển từ du lịch tiêu dùng sang du lịch trải nghiệm đang ngày càng rõ rệt. Đây không chỉ là bước ngoặt cho ngành du lịch cộng đồng, mà còn là cơ hội lớn để những bản làng giữ gìn hồn quê, phát triển, xây dựng bền vững các homestay.

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Du lịch Lào Cai hứa hẹn bứt phá

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Lào Cai tăng trưởng ấn tượng, thu hút hơn 8,7 triệu lượt du khách, doanh thu đạt hơn 22 nghìn tỷ đồng. Từ ngày 1/7, sau khi sáp nhập, tỉnh Lào Cai mới được kỳ vọng tiếp tục trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc, hướng tới mục tiêu đón 16,5 triệu lượt du khách vào năm 2030.

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

fb yt zl tw