Trước đó, ngày 24/6, cháu T.A.T., 16 tháng tuổi, xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa được người nhà đưa vào Bệnh viện Sản Nhi tỉnh cấp cứu.
Qua thăm khám, các bác sĩ đưa ra chẩn đoán, bệnh nhi có dị vật tại đường tiêu hoá (lưỡi câu). Các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra hướng điều trị là cho bệnh nhi nhịn ăn, uống, nuôi dưỡng tĩnh mạch và để lưỡi câu tự ra ngoài qua đại tiện (bệnh nhi còn quá nhỏ, nếu phẫu thuật có khả năng ảnh hưởng biến chứng sau này).
Đến tối 27/6, dị vật lưỡi câu đã được đẩy ra khỏi cơ thể bệnh nhi T.A.T. an toàn qua đường đại tiện. Hiện tình trạng bệnh nhi ổn định và tiếp tục được theo dõi Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Phạm Ngọc Sâm, Trưởng khoa Ngoại Nhi liên chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh, không phải trường hợp nào dị vật cũng ra ngoài được qua đường đại tiện. Do đó, các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý, trẻ nhỏ rất dễ nhầm tưởng các vật dụng nguy hiểm, như: lưỡi câu, bi sắt (vật dụng có nam châm gây tỷ lệ thủng ruột rất cao), đinh vít, thuốc… thành đồ chơi hay đồ ăn và nuốt vào cơ thể gây