Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tỷ dân

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực nhiều ngành hàng xuất khẩu (XK) của nước ta. Vì vậy, việc Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại từ tháng 1/2023 mang đến kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp (DN), ngành hàng, nhất là rau quả, thủy sản, xơ sợi, xi măng, cao su, thép, dệt may, gạo...

Nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu diễn ra nhằm hỗ trợdoanh nghiệp tranh thủ các cơ hội khi Trung Quốc mở cửa trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trở lại

Thực tế cho thấy, chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc khiến kim ngạch XK hàng hóa nước ta sang thị trường này trong năm 2022 bị ảnh hưởng đáng kể, tăng trưởng cả năm chỉ đạt hơn 3% so với năm 2021. Trong đó rau quả, gạo, hàng dệt may, hạt điều, dầu thô, sản phẩm từ chất dẻo... bị sụt giảm mạnh. Nhưng kể từ ngày 8-1-2023, khi nền kinh tế Trung Quốc đã mở cửa trở lại với nhiều chính sách nới lỏng về xuất, nhập cảnh và xuất, nhập khẩu hàng hóa đã giúp hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa hai quốc gia có sự cải thiện mạnh mẽ.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="/images/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 Kiểm tra chất lượng sầu riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tại Công ty Cổ phần Tập đoàn xuất-nhập khẩu trái cây Chánh Thu, Bến Tre.  

Thông tin từ Bộ Công Thương, hai tháng đầu năm 2023, trong khi XK của Việt Nam tới hầu hết thị trường chủ lực đều giảm mạnh so với cùng kỳ thì kim ngạch XK hàng hóa sang thị trường Trung Quốc đạt 8,2 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam trong tháng đầu năm 2023 với kim ngạch ước đạt 14,6 tỷ USD, giảm 21,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, Trung Quốc khôi phục lại phương thức hoạt động thông quan là một tin vui với DN XK rau quả Việt Nam. Hiện nay, trái cây XK đi Trung Quốc chủ yếu bằng đường bộ nên khi thông quan trở lại bình thường, XK được nhanh chóng, chỉ 1,5-2 ngày là hàng hóa từ vườn đã tới cửa khẩu. Đến thời điểm này, XK thanh long, chuối, mít, xoài vẫn chiếm số lượng lớn.

Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã giúp thị trường xuất, nhập khẩu giữa hai quốc gia dần sôi động trở lại. Song Trung Quốc hiện tại đã có những quy định rất mới và khá khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu nên DN cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng khi quay lại thị trường quan trọng này. Ông Tô Ngọc Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương) nêu thực tế, trước đây, do đặc thù về vị trí địa lý nên hình thức buôn bán tiểu ngạch rất phát triển và sôi động. Hiện nay, Trung Quốc đang thực thi chủ trương đưa hoạt động thương mại vào chính quy, do đó, đòi hỏi hàng hóa Việt Nam cần hướng đến XK chính ngạch với phía bạn.

Để thúc đẩy XK nông sản, thủy sản sang thị trường tỷ dân này, ông Tô Ngọc Sơn khuyến cáo các địa phương, cơ quan quản lý nên xây dựng chiến lược phát triển ngành, xây dựng thương hiệu song song với xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi trồng chuyên canh tập trung, quy mô lớn dựa theo tín hiệu thị trường. Với DN, cần thường xuyên cập nhật và tuân thủ quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc của thị trường Trung Quốc. Cùng với đó, DN phải chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ thương hiệu và nghiên cứu kỹ nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường.

Nhằm tranh thủ các cơ hội khi Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại, ngay từ đầu năm, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị đánh giá toàn diện các biện pháp điều chỉnh chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc đến sản xuất và XK của nước ta để có giải pháp hỗ trợ DN. Phối hợp với các địa phương nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam-Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; đồng thời thúc đẩy XK chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu. Đặc biệt, Bộ đã xác định tập trung cao độ hỗ trợ các DN Việt Nam chuyển đổi, khai thác tối đa mọi cơ hội để XK những loại quả và thực phẩm được Trung Quốc cho XK chính ngạch, gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt, chanh dây, sầu riêng, khoai lang, tổ yến. “Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đã tăng cường trao đổi thông tin thường xuyên, thiết lập những đường dây nóng để trao đổi trực tiếp khi phải tháo gỡ khó khăn cho DN. Đồng thời, hỗ trợ các DN Việt Nam mang sản phẩm sang những hội chợ, triển lãm lớn, chuyên ngành tại Trung Quốc. Song song với đó là đón các đoàn DN của Trung Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội giao thương, đối tác và nhà cung cấp. Điều này cũng góp phần tận dụng tối đa mọi cơ hội khi thị trường Trung Quốc được hồi phục trở lại”, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho hay.

Báo Quân đội Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ các-bon

Sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ các-bon

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Lào Cai chủ động triển khai các hoạt động điều tra, đánh giá trữ lượng các-bon rừng để sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ các-bon trong nước và quốc tế.

Bỏ thuế khoán, áp dụng hóa đơn điện tử: Giảm rủi ro, tránh "nộp thuế oan"

Bỏ thuế khoán, áp dụng hóa đơn điện tử: Giảm rủi ro, tránh "nộp thuế oan"

Việc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trên toàn quốc từ ngày 1/6 được đánh giá sẽ thay đổi căn bản trong phương thức quản lý của cơ quan thuế với hộ kinh doanh và tạo ra một “cuộc cách mạng” trong quản lý thuế, góp phần chống gian lận thuế, tăng thu cho ngân sách nhà nước.

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

“Lộc trời” trên núi Ngải Trồ

Giữa trung tâm thôn Ngải Trồ, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, rừng chè cổ thụ như báu vật thiên nhiên được gìn giữ qua bao đời. Trải dài trên diện tích 21,5 ha, hàng nghìn gốc chè cổ thụ không chỉ mang vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng mà còn là nguồn sinh kế quý giá của người dân địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thành Sinh làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn, sáng 9/5, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn đã làm việc với Chi nhánh Mỏ tuyển đồng Sin Quyền, Lào Cai - Vimico. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh; lãnh đạo huyện Bát Xát.

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Tăng cường các biện pháp chăm sóc cây trồng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ tháng 5 đến tháng 7/2025, nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt có thể diễn ra mạnh hơn trung bình nhiều năm. Dự báo nguy cơ có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và sản lượng cây trồng.

Ngân hàng chuyển đổi số

Ngân hàng chuyển đổi số

Mục tiêu của quá trình chuyển đổi số ngân hàng là đặt khách hàng làm trung tâm, giúp ngân hàng kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thực hiện nội dung này, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đang đưa ra nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ số để khai thác thị phần khách hàng.

Bố trí đủ kinh phí cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy

Bố trí đủ kinh phí cho việc sắp xếp tinh gọn bộ máy

Theo thông tin Bộ Tài chính cuối giờ chiều 8/5, Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP, Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

fb yt zl tw