Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển chíp bán dẫn phục vụ chuyển đổi số

Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng và trọng yếu quốc gia trong tương lai. Việc phát triển công nghiệp bán dẫn là cơ hội để Việt Nam xây dựng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam, nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thiết bị internet vạn vật (IoT)... Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số - thị trường lớn nhất của chip bán dẫn Việt Nam với trên 100 triệu dân.

Dây chuyền sản xuất bản mạch điện tử tại Công ty TNHH Nexcon Việt Nam, vốn đầu tư của Hàn Quốc tại Bắc Ninh. Ảnh minh họa

Ông Đàm Bạch Dương, Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, năm 2024, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ liên quan đến nghiên cứu, thiết kế, chế tạo chip bán dẫn. Ngành công nghiệp bán dẫn là một ngành đặc thù, do đó, nếu sử dụng các chính sách thông thường sẽ rất khó phát triển. Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ đang phối hợp với các đơn vị liên quan để xây dựng, đề xuất những chính sách đặc biệt để tháo gỡ cho ngành chip bán dẫn cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào nghiên cứu, chế tạo, phát triển và sản xuất chip bán dẫn trong thời gian tới.

Theo ông Đàm Bạch Dương, thực tế, các chính sách hiện nay cho ngành chíp bán dẫn nằm rải rác ở nhiều văn bản. Chíp bán dẫn nằm trong danh mục công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển. Hoạt động nghiên cứu, chip bán dẫn nằm trong danh mục các sản phẩm quốc gia... Hiện, Chính phủ, các bộ, ngành rất quan tâm đến việc đẩy mạnh ngành công nghiệp chip bán dẫn; để thực hiện chủ trương thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ, chùm nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực này. Thông qua việc nghiên cứu, Bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam để ngành công nghiệp chíp bán dẫn có thể đi ngắn nhất, nhanh nhất, thành công nhất.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Hoàng Giang cho biết, hiện nhiều nhà đầu tư lớn của các quốc gia phát triển đang sẵn sàng đầu tư sang Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn. Ở góc độ Bộ Khoa học và Công nghệ, với thế mạnh cơ quan quản lý nhà nước về nghiên cứu, Bộ sẽ tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các chip bán dẫn.

Cùng với việc đẩy mạnh nghiên cứu, việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp chíp bán dẫn rất quan trọng. Hiện nhiều trường đại học đã triển khai đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực này như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông... Đặc biệt, ngày 23/2, tại Đà Nẵng, Đại học Đông Á đã ký kết hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ sáng tạo Gyeongsan, Đại học Quốc gia Jeju, Đại học Daegu Catholic (Hàn Quốc) nhằm thúc đẩy phát triển nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn, robot, công nghệ thông tin-truyền thông (ICT), góp phần tăng trưởng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này thời gian tới. Quá trình hợp tác, Việt Nam - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ nhau nghiên cứu và phát triển công nghệ, mở ra hướng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho các ngành công nghiệp bán dẫn, tạo cơ hội để địa phương đón làn sóng đầu tư trong ngành bán dẫn.

Hiện nay, có trên 50 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) lớn đã đầu tư vào Việt Nam về công nghiệp vi điện tử và bán dẫn, trong đó lĩnh vực thiết kế vi mạch đòi hỏi nhiều nhất nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo các chuyên gia kinh tế, tổng nhu cầu nhân lực trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực chíp bán dẫn, thiết kế vi mạch trong 5 năm tới khoảng 20.000 người; trong 10 năm tới khoảng 50.000 người.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

96,5% dân số Lào Cai được quản lý sức khỏe điện tử

Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 96,5% dân số trên địa bàn tỉnh đã được quản lý sức khỏe điện tử, vượt xa mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 220/KH-UBND ngày 26/4/2023 về chuyển đổi số ngành y tế giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw