Đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu, phát huy vai trò cầu nối của Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế

LCĐT - Sáng 22/11, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) và Sở Công thương tỉnh Lào Cai phối hợp tổ chức Hội thảo về đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu, phát huy vai trò cầu nối của tỉnh Lào Cai trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Dự hội thảo có đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về công thương, nông nghiệp, vận tải Trung ương và một số tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, logistics đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Theo báo cáo của Sở Công thương tỉnh Lào Cai, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị xuất - nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu của Lào Cai đạt 1,8 tỷ USD, giảm 40,57% so với cùng kỳ năm 2021. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất - nhập khẩu cao gồm: Phốt pho vàng (597,05 triệu USD), phân bón (126,26 triệu USD), rau, củ, quả (128,47 triệu USD), sắn các loại (37,5 triệu USD), thanh long (12,36 triệu USD), máy móc, thiết bị (21,17 triệu USD), năng lượng điện (14,16 triệu USD)...

Trên địa bàn tỉnh có 5 trung tâm logistics tập trung với quy mô hơn 288.000 m2. Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của phía Trung Quốc về bao bì, nhãn mác của hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đã kịp thời đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu hàng hóa.

Đại biểu đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu và phát triển hệ thống logistics.
Đại biểu đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu và phát triển hệ thống logistics.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham gia tọa đàm, thảo luận về chiến lược, chính sách xuất - nhập khẩu, logistics; những khó khăn, bất cập; đề xuất giải pháp đẩy mạnh và những lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng nông sản với thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai; giải pháp nâng cao công tác vận hành, quản lý cửa khẩu, đẩy mạnh thuận lợi hóa hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu tỉnh Lào Cai.

Các đại biểu cũng tập trung làm rõ thực trạng hạ tầng kết nối, lợi thế kết nối trên tuyến hành lang kinh tế, định hướng phát triển hạ tầng giao thông; giải pháp xây dựng hệ thống logistics và liên kết chuỗi cung ứng thông minh; giải pháp đẩy mạnh hoạt động logistics, phát huy vai trò cầu nối trên tuyến hành lang kinh tế của tỉnh Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

“Cú hích” từ Chỉ thị 09

Sau 3 năm triển khai Chỉ thị 09 ngày 26/4/2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn, hạn chế đặt ra mà huyện cần giải quyết.

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XV năm 2024, với chủ đề "Chung sức, đồng lòng - Hợp tác hướng tới kỷ nguyên mới", với sự tham dự của 37 hiệp hội, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

fbytzltw