"Đào, Phở và Piano" lên sóng VTV vào tháng 10

Bộ phim "Đào, phở và piano" sẽ được phát sóng vào 21h20 ngày 13/10 trên kênh VTV1.

Thông tin bộ phim "Đào, phở và piano" đã được dàn diễn viên của bộ phim chính thức chia sẻ trên mạng xã hội.

Trên trang cá nhân, diễn viên Nguyệt Hằng - vai bà bán phở trong phim "Đào, phở và piano" chia sẻ: "Tin vui dành cho các cô bác, anh chị và các bạn mà chưa thưởng thức phim "Đào, phở và piano". Phim sẽ được chiếu vào lúc 21h20 ngày 13/10/2024 trên VTV1".

Đây là một tin vui với đoàn làm phim và các nghệ sĩ tham gia dự án khi phim có cơ hội tiếp cận đến đông đảo khán giả truyền hình trên khắp cả nước. Những bài đăng của các nghệ sĩ cũng nhận được hàng ngàn lượt thích và chia sẻ của cư dân mạng, phần nào cho thấy sự quan tâm của khán giả với bộ phim này.

Trước đó, vào ngày 27/9, bộ phim của đạo diễn Phi Tiến Sơn đã được chọn là đại diện chính thức của Việt Nam tham dự vòng sơ tuyển giải Oscar lần thứ 97. Quyết định này được đưa ra sau một quá trình lựa chọn kỹ lưỡng của Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim.

Phim đã đoạt giải Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 và Cánh Diều Bạc tại giải thưởng của Hội Điện ảnh Việt Nam, đồng thời tạo ra cơn sốt phòng vé hồi đầu năm 2024.

"Đào, phở và piano" là phim điện ảnh của đạo diễn Phi Tiến Sơn do Bộ VHTT&DL, Cục Điện ảnh đặt hàng Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất.

Phim kể về câu chuyện tình yêu của cặp uyên ương Hà Nội trong bối cảnh cuộc chiến đấu 60 ngày đêm (19/12/1946 - 17/2/1947) bảo vệ Thủ đô. Anh tự vệ (diễn viên Doãn Quốc Đam) và cô tiểu thư Hà thành (diễn viên Cao Thùy Linh) thất lạc nhau trong trận chiến. Khi gặp lại nhau, họ chỉ còn ít giờ làm đám cưới, để chơi cho nhau nghe bản nhạc tình yêu và tận hưởng niềm hạnh phúc của vợ chồng.

"Đào, phở và piano" không chỉ khắc họa chân thực tính chất khốc liệt của trận chiến lịch sử, mà còn đi sâu vào tìm hiểu, lý giải cốt cách, phẩm chất người Hà Nội, tôn vinh tình yêu với cái đẹp, những đam mê tao nhã, khí chất lãng tử và lòng yêu nước.

Phim còn có sự tham gia của những gương mặt quen thuộc như: NSND Trung Hiếu, đạo diễn Trần Lực, diễn viên Anh Tuấn, ca sĩ Tuấn Hưng...

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Những chiếc mâm mây và đôi tay tài hoa

Đến “xứ mưa” Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Điểm cộng mới của phim truyền hình

Sau một thời gian tập trung khai thác các tình tiết tạo drama, thị phi thái quá, phim truyền hình đang có những thay đổi lớn về nội dung. Ở đó, dù vẫn là đề tài quen thuộc như gia đình, hình sự… nhưng yếu tố giải trí, hài hước, những câu chuyện nhân văn gần gũi với đời sống đã được hướng tới.

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Ấm áp đêm nhạc “Nghĩa tình phương Nam”

Tối 22/9, chương trình nghệ thuật mang tên "Nghĩa tình phương Nam" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Lalaland - phòng trà Không Tên tổ chức, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9 và VTV Cần Thơ. Rất nhiều nghệ sỹ đến từ 3 miền đã góp mặt trong chương trình nhằm quyên góp ủng hộ người dân thôn Làng Nủ, tỉnh Lào Cai và bà con miền Bắc tái thiết sau bão số 3.

Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Chương trình 'Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng' quyên góp được hơn 2 tỷ đồng dành cho đồng bào vùng lũ

Tối 22/9, chương trình "Dòng thời gian - Bài ca đi cùng năm tháng" số 3 với chủ đề "Vì những mùa trăng an bình" của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội với sự tham gia của đông đảo các ca sĩ, nghệ sĩ trẻ đã quyên góp được hơn 2 tỷ đồng cùng nhiều hiện vật, đồ cứu trợ dành cho đồng bào vùng bị bão, lũ.

Khám phá lịch sử Hà Nội bằng công nghệ

Khám phá lịch sử Hà Nội bằng công nghệ

Những hình ảnh sống động, những tư liệu quý hiếm về Hà Nội từ cuối thế kỷ 19, khi thực dân Pháp xâm chiếm Hà Nội đến ngày thành phố hoàn toàn giải phóng (10/10/1954) được giới thiệu đến công chúng bằng công nghệ hiện đại qua Triển lãm 3D trực tuyến với tên gọi “Hỡi đồng bào Thủ đô”.

fbytzltw