Đám cưới người Phù Lá

LCĐT - Phong tục cưới của người Phù Lá có nhiều nghi lễ độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng.

Trai, gái dân tộc Phù Lá đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương, không bị cha mẹ ép hôn. Khi cô gái ưng thuận và quyết định đi tới hôn nhân, thì chàng trai có thể ngủ lại nhà người yêu để hôm sau về xin phép bố mẹ mời ông mối đến thưa chuyện và trao lễ.

Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi lại khoảnh khắc đám cưới vô cùng đặc biệt còn giữ được nguyên bản sắc của dân tộc Phù Lá tại xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.

Nhà trai mổ lợn để chuẩn bị mang lễ đến nhà gái. Bên nhà gái chuẩn bị cỗ đón tiếp nhà trai. Đoàn đưa lễ của nhà trai gồm 6 người. Nghi lễ té nước của nhà gái vào đoàn nhà trai với mong muốn hai vợ chồng hạnh phúc. Nhà gái chuẩn bị tiệc tiếp đãi nhà trai. Đám cưới của người Phù Lá diễn ra trong 3 ngày, ngày đầu là công tác chuẩn bị của hai họ. Sáng ngày thứ hai, đoàn nhà trai sang đón cô dâu từ lúc 6 h. Nhà trai trao lễ vật cho nhà gái gồm: 120 kg thịt lợn, 120 lít rượu, 40 kg gạo, 40 kg đậu tương, 7 bộ quần áo, 4 triệu đồng. Cô dâu chuẩn bị trang phục trước khi về nhà chồng. Cô dâu đeo vải đỏ, trước ngực và sau lưng có treo hai chiếc gương. Theo quan niệm của người Phù Lá, chiếc gương giúp xua đuổi tà ma, cầu cho đoàn đưa, đón dâu gặp nhiều may mắn. Cô dâu được rước bằng ngựa, mọi người trong đoàn đều trẻ tuổi, mặc trang phục truyền thống. Theo phong tục, cô dâu được chùm kín mặt, người dắt ngựa là em trai ruột của chú rể. Trước khi vào nhà, đoàn đưa dâu phải chờ nhà trai làm lễ xong mới được vào. Hai vợ chồng quỳ lạy bố mẹ sau khi vào nhà chồng. Bà mối trải chăn cưới cho đôi vợ chồng. Sau khi tiến hành xong các nghi lễ, hai họ dự tiệc vui vẻ và cùng nâng ly chúc mừng hạnh phúc đôi trẻ. Cô dâu nở nụ cười tươi khi về nhà chồng.
Nhà trai mổ lợn để chuẩn bị mang lễ đến nhà gái.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 2
Bên nhà gái chuẩn bị cỗ đón tiếp nhà trai.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 3
Đoàn đưa lễ của nhà trai gồm 6 người.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 4
Nghi lễ té nước của nhà gái vào đoàn nhà trai với mong muốn hai vợ chồng hạnh phúc.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 5
Nhà gái chuẩn bị tiệc tiếp đãi nhà trai.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 6
Đám cưới của người Phù Lá diễn ra trong 3 ngày, ngày đầu là công tác chuẩn bị của hai họ.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 7
Sáng ngày thứ hai, đoàn nhà trai sang đón cô dâu từ lúc 6 h.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 8
Nhà trai trao lễ vật cho nhà gái gồm: 120 kg thịt lợn, 120 lít rượu, 40 kg gạo, 40 kg đậu tương, 7 bộ quần áo, 4 triệu đồng.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 9
Cô dâu chuẩn bị trang phục trước khi về nhà chồng.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 10
Cô dâu đeo vải đỏ, trước ngực và sau lưng có treo hai chiếc gương. Theo quan niệm của người Phù Lá, chiếc gương giúp xua đuổi tà ma, cầu cho đoàn đưa, đón dâu gặp nhiều may mắn.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 11
Cô dâu được rước bằng ngựa, mọi người trong đoàn đều trẻ tuổi, mặc trang phục truyền thống.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 12
Theo phong tục, cô dâu được chùm kín mặt, người dắt ngựa là em trai ruột của chú rể.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 13
Trước khi vào nhà, đoàn đưa dâu phải chờ nhà trai làm lễ xong mới được vào.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 14
Hai vợ chồng quỳ lạy bố mẹ sau khi vào nhà chồng.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 15
Bà mối trải chăn cưới cho đôi vợ chồng.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 16
Sau khi tiến hành xong các nghi lễ, hai họ dự tiệc vui vẻ và cùng nâng ly chúc mừng hạnh phúc đôi trẻ.
Đám cưới người Phù Lá ảnh 17
Cô dâu nở nụ cười tươi khi về nhà chồng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Áo dài Nhật Bình - Sứ giả văn hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ đã đưa bộ trang phục áo dài Nhật Bình nằm trong bộ sưu tập đặc biệt của Nhà thiết kế Cao Minh Tiến tham gia trưng bày tại Gala và Triển lãm thời trang Ngoại giao đoàn tại thủ đô Washington D.C.

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người" - Khơi dậy cảm xúc bằng công nghệ hiện đại

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cùng các địa phương tổ chức Triển lãm đặc biệt với chủ đề “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”. Lễ khai mạc diễn ra vào lúc 19 giờ 30 phút ngày 16/5.

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

fb yt zl tw