'Đại dịch' lừa đảo trực tuyến gây báo động tại Đông Nam Á

Lừa đảo trực tuyến đang trở thành vấn đề nóng tại Đông Nam Á, khi hàng nghìn người dân ở khu vực này đã trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm lừa đảo.

1-3477.jpg
(Ảnh minh họa)

Lừa đảo trực tuyến đang trở thành vấn đề nóng tại Đông Nam Á, khi hàng nghìn người dân ở khu vực này đã trở thành nạn nhân của các băng nhóm tội phạm lừa đảo vốn thường tung ra những lời dụ dỗ về cơ hội việc làm giả mạo, khiến họ bị “mắc bẫy” tham gia vào các đường dây lừa đảo tài chính.

Thời gian qua, hàng nghìn người ở Đông Nam Á đã “mắc bẫy” trước những lời dụ dỗ về cơ hội việc làm giả mạo - như chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, giao dịch tiền ảo - để rồi bị đưa đến các khu trại giam giữ, phải làm việc tới 17 giờ/ngày dưới sự đe dọa bạo lực.

Myanmar, Campuchia và Lào đã trở thành những “điểm nóng” lừa đảo như vậy khi nơi những người lao động bị buôn bán thực hiện các vụ lừa đảo “mổ lợn” (pig butchering), tức là dành một thời gian dài để chiếm lòng tin của nạn nhân trước khi dẫn dụ họ vào các vận may tài chính.

Tại Myanmar, ít nhất 120.000 người đã bị buộc làm việc trong các đường dây lừa đảo, trong khi ở Campuchia con số này đã lên tới 100.000. Các băng nhóm tội phạm đang khai thác nạn nhân trên toàn cầu, đồng thời rửa tiền thông qua các nền tảng tài chính công nghệ.

Philippines cũng đóng vai trò quan trọng trong các đường dây lừa đảo trực tuyến, và Thái Lan nổi lên như một điểm trung chuyển chính của nạn buôn bán lao động.

Nhờ sự phối hợp của các cơ quan chức năng các nước Đông Nam Á chẳng hạn như Myanmar, Campuchia và Lào cũng như phối hợp giữa các nước này với Trung Quốc, thời gian qua, nhiều nạn nhân bị lừa làm việc tại các trung tâm lừa đảo ở khu vực biên giới đã được giải cứu.

Theo chuyên gia an ninh, tình trạng này được thúc đẩy dựa trên sự phát triển và mở rộng kỹ thuật số nhanh chóng trong khu vực cùng với sự giám sát tài chính lỏng lẻo và sự tồn tại của các mạng lưới tội phạm xuyên biên giới.

Cơ sở hạ tầng hỗ trợ thương mại điện tử và ngân hàng di động cũng tạo cơ hội cho tội phạm mạng, rửa tiền và buôn người. Các tổ chức tội phạm lợi dụng lỗ hổng pháp lý và quản lý biên giới lỏng lẻo, biến Đông Nam Á thành trung tâm lừa đảo trực tuyến, gây ra tổn thất mà Liên hợp quốc ước tính lên tới 37 tỷ USD/năm.

Nhằm trấn áp những mạng lưới tội phạm nói trên, hợp tác quốc tế được xem là một trong những giải pháp quan trọng, đòi hỏi hành động phối hợp từ các chính phủ, các công ty công nghệ và các tổ chức quốc tế.

Chẳng hạn như, chiến dịch “Storm Makers” của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) đã cho thấy hiệu quả của cơ chế hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật. Chiến dịch này đã dẫn đến nhiều vụ bắt giữ và triệt phá các trại lừa đảo tại Myanmar và Campuchia.

Giới chuyên gia cho rằng các chính phủ cần mở rộng quy mô những nỗ lực này trên toàn cầu, tăng cường chia sẻ thông tin tình báo và tài trợ cho các lực lượng đặc nhiệm xuyên quốc gia.

Các chuyên gia kêu gọi tăng cường giám sát tài chính, chặt chẽ quy định đối với các công ty công nghệ và tài chính, cũng như đàm phán về hợp tác pháp lý giữa các quốc gia để chấm dứt tình trạng "nô lệ kỹ thuật số này".

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

fb yt zl tw