Đà Nẵng, Lạng Sơn, Tây Ninh, TPHCM giành giải Chuyển đổi số Việt Nam 2024

Có tới 7 trong tổng số 11 giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 ở hạng mục ‘Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc’ đã thuộc về các cơ quan, đơn vị tại 4 địa phương Đà Nẵng, Lạng Sơn, Tây Ninh và TPHCM.

7 năm, vinh danh hơn 400 đơn vị, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc

Hội Truyền thông số Việt Nam và Tạp chí điện tử VietTimes đã tổ chức lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024.

Sự kiện có sự tham dự của ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ TT&TT, Ủy viên ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số; nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp; nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024.

3-4091.jpg
Năm 2024 là năm thứ 7 giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được tổ chức.

Được sự bảo trợ của Bộ TT&TT, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam đã được tổ chức thường niên từ năm 2018 đến nay, với mục tiêu tôn vinh những đóng góp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đã tích cực chuyển đổi số, góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia.

Qua 7 năm, giải thưởng đã tiếp cận hơn 21.000 lượt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước, thu hút gần 2.200 hồ sơ tham dự; vinh danh hơn 400 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp chuyển đổi số xuất sắc và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu.

Trong lần thứ 7 giải được tổ chức, 45 cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số xuất sắc vừa được vinh danh là những đơn vị, giải pháp xuất sắc nhất trong gần 400 hồ sơ gửi dự giải năm nay.

4-725.jpg
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long và ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao giải "Sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số vì cộng đồng" cho FPT IS.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết: Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm nay bám sát định hướng, chủ đề chuyển đổi số năm 2024 là “Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột: Công nghiệp CNTT; số hóa các ngành kinh tế; quản trị số; dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững”.

Giải thưởng đã thu hút nhiều hồ sơ có chất lượng, với các giải pháp ứng dụng nhiều công nghệ mới trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, chuỗi khối, điện toán đám mây; đồng thời ghi nhận nhiều mô hình chuyển đổi số tiêu biểu, với điểm nhấn nổi bật về dữ liệu số trong lĩnh vực hành chính công, tài chính, giáo dục, sản xuất công nghiệp, truyền thông...

Ưu tiên tôn vinh thành tựu chuyển đổi số của cơ quan nhà nước

Theo Ban tổ chức, nét mới của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 chính là ưu tiên tôn vinh những thành tựu chuyển đổi số của cơ quan nhà nước. Bởi lẽ, cơ quan nhà nước vốn là nhóm có tốc độ chuyển đổi số chậm hơn doanh nghiệp, tuy nhiên những năm gần đây, nhiều đơn vị đã nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong việc cải thiện dịch vụ cung cấp tới người dân, doanh nghiệp.

Tại lễ trao giải ngày 5/10, 11 cơ quan nhà nước đã được vinh danh ở hạng mục “Cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc” của giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024.

Trong đó, UBND thành phố Đà Nẵng nhận giải thưởng với giải pháp “Hệ thống giám sát điều hành thông minh thành phố Đà Nẵng” – hệ thống liên kết những hệ thống chuyên ngành để phục vụ chỉ đạo điều hành, điều phối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhằm nâng chất lượng cung cấp dịch vụ công.

Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng được vinh danh với giải pháp “Nền tảng giám sát hành trình số”, một thành phần trong hệ sinh thái ứng dụng thành phố thông minh của Đà Nẵng. Được triển khai từ tháng 8/2022, nền tảng cung cấp ứng dụng trên điện thoại di động phục vụ người dân, tài xế xe cấp cứu, kíp cấp cứu; ngoài ra còn có phiên bản web, bản đồ trên màn hình để phục vụ điều hành, quản lý của Trung tâm Cấp cứu và Sở Y tế thành phố.

5-6412.jpg
Tổng biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh và nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân trao giải cho Sở TT&TT Đà Nẵng.

Một Sở TT&TT khác cũng được vinh danh là Sở TT&TT Tây Ninh với “Bộ giải pháp công nghệ số hỗ trợ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại tỉnh Tây Ninh”. Bộ giải pháp cung cấp các tính năng quản lý, điều hành, giám sát dữ liệu thông minh và các ứng dụng di động dùng chung cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

6-9778.jpg
Sở TT&TT tỉnh Tây Ninh được vinh danh với “Bộ giải pháp công nghệ số hỗ trợ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số tại tỉnh Tây Ninh”.

UBND tỉnh Lạng Sơn được vinh danh với giải pháp “Chuyển đổi số trong ngành GD&ĐT Lạng Sơn”. Với giải pháp này, hệ thống quản lý trường học tỉnh Lạng Sơn đã được triển khai đến 660 trường học trên địa bàn.

Với TPHCM, có 3 đơn vị của địa phương này được trao giải Chuyển đổi số Việt Nam 2024, đó là: Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM với “Phần mềm quản lý án hình sự” - phần mềm trực tuyến hỗ trợ quản lý tất cả các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự của ngành kiểm sát thành phố; UBND thành phố Thủ Đức với bộ giải pháp chuyển đổi số trên địa bàn; Thành đoàn TPHCM với “Ứng dụng Tuổi trẻ Thành phố mang tên Bác” - kênh quản lý đoàn viên của thành phố, góp phần chuyển đổi số công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại TPHCM.

7-9622.jpg
Việc cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức khi thực hiện thủ tục hành chính.

Bên cạnh 7 giải thuộc về các đơn vị của Đà Nẵng, Lạng Sơn, Tây Ninh và TPHCM, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 cũng vinh danh 4 cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc khác gồm: Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) với giải pháp “Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản”; Kho bạc Nhà nước (Bộ Tài chính) với giải pháp “Chuyển đổi số từ Kho bạc giao dịch thủ công truyền thống sang Kho bạc điện tử 100%, liên thông dữ liệu, liên thông nghiệp vụ”.

Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) với giải pháp “Dịch vụ công toàn trình cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Hộ chiếu phổ thông cho công dân Việt Nam và Dịch vụ công cấp thị thực điện tử theo đề nghị của người nước ngoài”; Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội (Bộ Công an) với giải pháp “Triển khai dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VneID”.

Song song đó, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 cũng tôn vinh 6 đơn vị sự nghiệp, 9 doanh nghiệp và 19 giải pháp chuyển đổi số đã có những đóng góp góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Năm 2024 còn là lần đầu tiên giải thưởng tôn vinh 4 sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số mang tính nhân văn, không đặt nặng yếu tố kinh doanh mà hướng tới phục vụ cộng đồng.

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw