Cuộc sống mới ở Séo Phìn Than

LCĐT - Là thôn xa nhất, khó nhất và nghèo nhất của xã Cốc Mỳ (huyện Bát Xát) nhưng 3 năm trở lại đây, Séo Phìn Than đang đổi thay nhờ được đầu tư xây dựng đường giao thông, đường điện và triển khai nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội giúp người dân vươn lên thoát nghèo.

Có điện thắp sáng tiện dụng cho người dân Séo Phìn Than.
Có điện thắp sáng tiện dụng cho người dân Séo Phìn Than.

Trở lại thôn Séo Phìn Than một ngày gần đây, chúng tôi cảm nhận được sự khởi sắc của vùng cao này. Khi thấy chúng tôi vào, chị Vừ Thị Khu vừa với tay bật sáng bóng điện trong nhà để mời khách vào chơi, vừa nói: Điện lưới được kéo về thôn nên nhà nhà có điện thắp sáng, không còn phải hằng tuần xuống chợ huyện mua dầu thắp như trước. Mấy hôm nữa, gia đình tôi sẽ mua nồi cơm điện, ti vi về sử dụng.

Chung niềm vui với gia đình chị Khu, các hộ trong thôn Séo Phìn Than đã có điện thắp sáng khi trạm biến áp của thôn được đóng điện từ tháng 7/2021. Có điện lưới sử dụng chỉ là một trong những niềm vui mới đối với người dân Séo Phìn Than, bởi hiện nay, con đường từ trung tâm xã vào thôn dài 14 km đang được đổ bê tông theo chương trình xây dựng nông thôn mới, nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ một thời gian ngắn nữa sẽ hoàn thành.

Trò chuyện với chúng tôi, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Séo Phìn Than là anh Lò A Và cho biết, làm con đường bê tông là niềm mơ ước lớn bấy lâu của người dân địa phương, bởi gần 20 năm qua, vào thôn chỉ là đường đất, khi mưa lũ rất khó đi lại, người dân không thể vận chuyển vật liệu lên xây nhà được. Đường khó dẫn đến việc phát triển kinh tế của người dân cũng bị hạn chế, chủ yếu chỉ tự cung, tự cấp. Vì thế, từ năm 2015 trở về trước, thôn có hơn 40 hộ thì đều là hộ nghèo. Nay đường được đổ bê tông, bà con mừng lắm.

Đường lên Séo Phìn Than đang được đổ bê tông.
Đường lên Séo Phìn Than đang được đổ bê tông.

Ở Séo Phìn Than hôm nay, 100% trẻ được đến lớp học nhờ thôn có 2 điểm trường tiểu học và mầm non. Trong 3 năm qua, từ sự đầu tư của Nhà nước và các nhà hảo tâm quyên góp ủng hộ, các điểm trường đã được đầu tư xây dựng khang trang, sạch đẹp hơn.

Em Giàng Thị Đua, học sinh lớp 10, Trường THPT số 2 Bát Xát tâm sự: Trước đây, mỗi lần về nhà ở Séo Phìn Than, em phải đi bộ hơn chục cây số, nay có đường rồi, mỗi lần được nghỉ, bố lại đi xe máy xuống đón về.

Cùng với việc làm đường vào thôn, từ năm 2016 đến nay, chính quyền các cấp đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế cho người dân trong thôn, nhờ vậy, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo, trong đó có 2 hộ khá giả là gia đình Giàng A Lâu và Lò A Páo, đây là 2 hộ mạnh dạn tham gia mô hình nuôi ngựa do huyện hỗ trợ. Năm 2017, mỗi hộ được vay 170 triệu đồng để nuôi ngựa, đến nay đã trả được vốn vay ngân hàng và tiếp tục phát triển đàn. Trong năm 2021, huyện Bát Xát tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ vốn vay đối với các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, hiện đã có thêm 6 hộ đăng ký.

100% trẻ ở Séo Phìn Than được đến lớp học.
100% trẻ ở Séo Phìn Than được đến lớp học.

Bên cạnh đó, từ năm 2019, huyện Bát Xát đưa dự án trồng cây dong riềng vào Séo Phìn Than để cung cấp nguyên liệu cho Hợp tác xã miến dong Bản Xèo. Năm 2021, thôn có 28 hộ đăng ký trồng 10 ha. “Cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện, thôn có 58 hộ thì chỉ còn 14 hộ nghèo, 6 hộ cận nghèo; trong năm 2021, thôn phấn đấu có thêm 4 hộ thoát nghèo”, anh Lò A Và, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Séo Phìn Than cho biết thêm.

Mặc dù theo chương trình xây dựng thôn nông thôn mới, Séo Phìn Than còn một số tiêu chí chưa đạt, nhưng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực vượt khó của người dân, tin rằng trong thời gian tới, diện mạo của thôn sẽ thêm khởi sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Thượng Hà (Bảo Yên): 10 ha rừng mỡ bị sâu ong ăn lá

Qua kiểm tra thực tế tại đồi cây mỡ từ 3 - 6 năm tuổi, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp huyện Bảo Yên phát hiện hiện tượng sâu ong ăn lá mỡ gây hại mật độ trung bình 50 con/cây, cao 100 con/cây, cục bộ trên 200 con/cây. Diện tích nhiễm là 10 ha, trong đó (nhẹ 5 ha, trung bình 4 ha và nặng 1 ha) tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên.

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Livestream bán hàng: Thêm "lối ra" cho nông sản

Thời điểm này, một số địa phương đã lên kế hoạch tiêu thụ nông sản trước khi vụ thu hoạch chính thức bắt đầu. Tìm đầu ra ổn định cho nông sản luôn là bài toán khó với không ít địa phương và bán hàng theo phương thức livetream là một trong những “lối ra” đầy tiềm năng cho việc tiêu thụ nông sản Việt.

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng sản phẩm OCOP

Sáng 23/4, Bưu điện tỉnh khai trương gian hàng giới thiệu và phân phối sản phẩm OCOP tại Bưu cục Cửa khẩu (Bưu điện thành phố Lào Cai). Đây là gian hàng đầu tiên trong chuỗi gian hàng sẽ được Bưu điện tỉnh triển khai nhằm thực hiện thỏa thuận hợp tác giữa Bưu điện tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

fb yt zl tw