Cuộc “chạy đua” của 3 vùng kinh tế huyện Bảo Yên

LCĐT - Để thực hiện tốt các đề án, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025 và phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương, Huyện ủy Bảo Yên đã chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội 3 vùng huyện Bảo Yên giai đoạn 2021 - 2025.

Cuộc “chạy đua” của 3 vùng kinh tế huyện Bảo Yên ảnh 1
Thị trấn Phố Ràng thuộc vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của huyện Bảo Yên.

Trong đó, vùng phát triển kinh tế phía Đông (vùng I) gồm các xã: Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Tân Dương, Thượng Hà, thị trấn Phố Ràng tập trung phát triển hạ tầng đô thị, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Vùng phát triển kinh tế phía Nam (vùng II) gồm các xã: Xuân Thượng, Lương Sơn, Xuân Hòa, Việt Tiến, Phúc Khánh tập trung phát triển hạ tầng - nông thôn - nông, lâm nghiệp, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Vùng phát triển kinh tế phía Tây (vùng III) gồm các xã: Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Yên Sơn, Minh Tân, Điện Quan tập trung phát triển hạ tầng đô thị, sắp xếp dân cư, tái định cư, du lịch tâm linh và dịch vụ do đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo vùng II cho biết: Mỗi ban chỉ đạo có 30 thành viên gồm các đồng chí Thường trực HĐND, UBND huyện, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và cán bộ chủ chốt các cơ quan, bởi vậy, dù đặt tên là vùng phát triển kinh tế nhưng thực tế là phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến an sinh xã hội. Các thành viên ban chỉ đạo phải nắm được cụ thể xã này có bao nhiêu người có công, bao nhiêu nhà tạm chưa được xóa, bao nhiêu hộ làm nhà trên đất nông nghiệp rồi công tác xây dựng Đảng có điều gì cần lưu ý để tham gia với các xã trong vùng...

Thực tế những nhiệm kỳ trước đây cũng đã thực hiện phân công các đồng chí Thường trực Huyện ủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phụ trách các địa phương. Tuy nhiên, việc thành lập ban chỉ đạo 3 vùng phân rõ trách nhiệm như nhiệm kỳ này là chưa có tiền lệ. Nhìn vào từng vùng kinh tế có thể hình dung ra tam giác phát triển của huyện với hạt nhân là các trung tâm cụm xã như Bảo Hà ở phía Tây, Nghĩa Đô ở phía Đông, Phúc Khánh ở phía Nam. Nếu như Bảo Hà có thế mạnh về du lịch tâm linh và quỹ đất dọc sông Hồng để phát triển đô thị thì Nghĩa Đô đang được kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa Tày của khu vực với tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng, trong khi Phúc Khánh được biết đến với tiềm năng lớn để phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đây cũng là những địa phương mà huyện Bảo Yên đang tập trung nguồn lực đầu tư để tạo động lực phát triển cho cả vùng.

Mô hình chăn nuôi ở xã Phúc Khánh.
Mô hình chăn nuôi ở xã Phúc Khánh.

Việc phân rõ 3 vùng kinh tế với những thế mạnh nổi bật cũng sẽ là cơ sở để xây dựng và thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án, đặc biệt là các đề án về phát triển nông nghiệp, du lịch và quy hoạch đô thị. Đơn cử như đối với sản xuất nông nghiệp, từ trước đến nay, một vấn đề đặt ra là tính liên kết vùng còn yếu khiến các mô hình thường manh mún, nhỏ lẻ thì nay các xã trong một vùng sẽ thấy được mối liên kết của mình với các xã lân cận, tìm thấy lợi ích chung để cùng nhau xây dựng sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Hay trong sắp xếp dân cư, tái định cư, bài toán về thiếu quỹ đất và phân bổ nguồn lực đầu tư hạ tầng hiệu quả sẽ dễ tìm lời giải hơn khi không gian quy hoạch mở rộng ra các xã lân cận thay vì bị giới hạn trong địa giới hành chính của một xã.

Các địa phương đón nhận chủ trương này với nhiều kỳ vọng bởi trước đây muốn xin ý kiến Thường trực Huyện ủy về một nội dung phải qua nhiều khâu, nay có khi chỉ cần một cuộc họp của Ban Chỉ đạo là mọi khó khăn, vướng mắc có thể được tháo gỡ. Các địa phương có cùng điều kiện tự nhiên, xã hội sẽ tự tìm thấy những bài học kinh nghiệm, vận dụng hiệu quả cách làm hay trong công tác chỉ đạo, điều hành từ các xã khác trong vùng. Ngay công tác cán bộ cũng thuận lợi hơn khi các xã có thể đề xuất với Ban Chỉ đạo biệt phái hay tăng cường cán bộ từ xã lân cận đến hỗ trợ trong thời gian cho phép để giải quyết các công việc cần thiết.

“3 vùng kinh tế với tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu phát triển khác nhau nên đòi hỏi mỗi đồng chí Thường trực Huyện ủy phụ trách vùng phải chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo. Cuộc thi đua tạo ra một cuộc “chạy đua” giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng với nhau vì không ai muốn bị tụt lại phía sau” - đồng chí Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bảo Yên cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh hội nghị.

Ban Đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh triển khai nhiệm vụ quý II

Chiều 25/4, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chủ trì phiên họp đánh giá tình hình hoạt động quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II năm 2025.

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Sáp nhập Lào Cai - Yên Bái, một nông dân đưa 4 trại cá nước lạnh về chung một nhà, thêm cơ hội làm giàu

Bà Phạm Thị Mai - Giám đốc HTX Thức Mai cho biết, hiện nay, HTX đang có 4 trại cá nước lạnh ở Lào Cai và Yên Bái. Khi 2 tỉnh sáp nhập với nhau, chúng tôi có thể đưa các trại về chung một nhà, từ đó mở ra thêm nhiều cơ hội mới để tiêu thụ sản phẩm và phát triển du lịch.

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Cần sự phối hợp đồng bộ trong triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Chiều 24/4, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước tổ chức buổi làm việc với các bộ, ngành và 4 ngân hàng thương mại Nhà nước để triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng, công nghệ số. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chủ trì cuộc họp.

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Hộ, cá nhân kinh doanh cần chủ động thích ứng với quy định phải sử dụng hoá đơn điện tử

Từ ngày 1/6/2025, theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, tất cả hộ và cá nhân kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử, trong đó nhóm có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên bắt buộc dùng máy tính tiền kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định mới đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong quản lý thuế, song cũng đặt ra không ít thách thức trong khâu triển khai, đặc biệt với các hộ kinh doanh nhỏ, ở vùng sâu vùng xa.

Các đại biểu dự hội nghị.

Tập huấn nâng cao năng lực đấu thầu, đấu thầu qua mạng

Sáng 24/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Tài chính) tổ chức hội nghị bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về đấu thầu, đấu thầu qua mạng; cập nhật Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15, Luật số 57/2024/QH15 và các văn bản hướng dẫn hiện hành trong lĩnh vực đấu thầu, lựa chọn nhà thầu.

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Yêu cầu thực hiện đúng phương án vận chuyển quặng sắt để đảm bảo an toàn giao thông

Sau khi Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung lập phương án vận chuyển 194.678 tấn quặng Limonit từ mỏ sắt Quý Xa về Nhà máy Gang thép Lào Cai tại Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, Sở Xây dựng đã có ý kiến yêu cầu đơn vị này chấp hành nghiêm các quy định về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

fb yt zl tw