Còn đâu lũy tre làng

LCĐT - Cách đây ba bốn chục năm, làng tôi thấp thoáng sau lũy tre xanh, ôm quanh dòng sông nhỏ hiền hòa. Ngày ấy nhà nào cũng trồng tre, không phải chỉ lấy bóng mát mà tre hiện hữu trong sinh hoạt và sản xuất của người dân quê tôi. Từ đôi đũa ăn cơm đến rổ rá, đó, lờ hay lạt bó lúa đến hàng rào quanh vườn... đều từ tre mà ra.

Nay, một vùng heo hút quê tôi đã đổi đời nhờ xây dựng nông thôn mới. Những rặng tre quanh làng phải nhường chỗ cho những cột điện bê tông sừng sững, nếu không cũng vì che khuất tầm nhìn của những người đi ô tô, xe máy mà gây tai nạn. Đường làng, ngõ xóm ngày trước nhỏ hẹp, nếu trâu, bò đi thì người đi xe đạp phải dừng lại nhường lối thì giờ đây ô tô vào tận sân nhà. Nhiều nơi, bên đường trăm hoa khoe sắc ngỡ tưởng lạc vào công viên nào đó, đêm về ánh điện lung linh chả khác gì phố thị mà ngày còn bé tôi chả dám mơ ước.

Cảnh làng xóm thay đổi là vậy, đáng mừng lắm chứ. Thế nhưng tôi vẫn thấy tiếc nuối một điều gì đó trong quá khứ. Tôi vẫn ước giá như bờ rào tre còn đó, bọn trẻ con tung tăng chạy nhảy, có thể ào vào nhà ai đó rồi lại vụt đi như những đàn chim sẻ vô tư kia mà không phải bấm chuông đợi chủ nhà ra mở cổng. Giá như vẫn còn cảnh mấy ông bà đi làm đồng chân còn dính đầy bùn đất, thèm điếu thuốc lào hay bát nước chè xanh ghé qua cùng dăm ba câu chuyện đồng áng ấy thế mà rôm rả dứt mãi không ra. Thèm những khi hợp tác xã mổ trâu, mổ lợn chia cho xã viên, hay tết đến mấy nhà chung nhau mổ lợn mà bọn trẻ chúng tôi rạo rực từ mấy hôm trước, chầu chực suốt cả buổi chỉ để được ăn cái đuôi hay cái bong bóng…
Tất cả đã trở thành quá khứ. Trước mắt tôi, giờ là những bờ tường xây bao quanh mỗi căn hộ như những lô cốt, cánh cổng lạnh lùng đeo chiếc khóa to như cục gạch, phía sau kia là mấy con chó bị xích nhảy chồm chồm, sủa đến nhức óc, lại còn nhe nanh chỉ chờ cơ hội là bung ra nhảy bổ vào xé nát người lạ trong nháy mắt. Chó dữ mất khách. Từ đó, người ta cũng rất ít đến nhà nhau chơi, có gì gọi qua điện thoại cho nhanh, tình cảm cũng vì thế mà nhạt dần, kể cả anh em họ hàng.

Cũng phải thôi, khi kinh tế phát triển đi theo nó là các tệ nạn xã hội nảy sinh như nấm sau mưa. Giờ người nông dân có của ăn của để, từ tivi, tủ lạnh, xe máy đến vật nuôi, như con chó, con mèo, con gà...  cứ hở ra là mất ngay. Chả bù cho ngày tôi còn ở quê, đêm đến cứ mở toang cửa cho thoáng mát, chả sợ mất trộm, mà trộm vào thì có gì mà lấy. Nhiều người bực quá mà bảo, giá cứ như ngày xưa lại sướng hơn! Tuy nghèo nhưng con người sống với nhau tình cảm lắm, có bát nước chè xanh, vài củ khoai lang luộc...  cũng gọi nhau, quý lắm. Giờ nhà nào biết nhà nấy, ai đi xa về có mua gói bánh hàng trăm nghìn, thậm chí tiền triệu về làm quà thì trẻ con cũng chẳng đoái hoài, người lớn sợ ăn tăng cân nên cũng dửng dưng, bỏ đấy.

Về thăm quê sau bao nhiêu năm xa cách, không biết nên vui hay buồn?!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

fb yt zl tw