Có một Sa Pa nguyên bản ở Mường Hoa

Khi những tia nắng đầu tiên ló rạng, từng lớp mây tan dần để lộ ra những núi đá đen lấp lánh mang một sức hút lạ kỳ. Đứng trên mỏm đá cao nhìn xuống, thung lũng Mường Hoa hiện ra như một bức tranh tuyệt đẹp. Đó là cảm nhận của nhiều du khách khi đến Hầu Chư Ngài - một thôn nhỏ của xã Mường Hoa.

1.jpg

Chỉ cách trung tâm thị xã Sa Pa 7 km nhưng khác với sự đông đúc, náo nhiệt của khu vực trung tâm, ở Hầu Chư Ngài mọi thứ đều khá nguyên sơ, mộc mạc. Nơi này được ví như một Sa Pa nguyên bản với biển mây, núi đá, rừng cây, những nếp nhà truyền thống và cả sự bình yên, lặng lẽ trong cách sống của người dân.

Ở độ cao 1.700 m so với mực nước biển nên “đặc sản” ở Hầu Chư Ngài là mây và sương mù, những tảng đá to rêu phủ kín cùng những cung đường quanh co, chênh vênh. Hầu Chư Ngài được biết tới là điểm “săn” mây lý tưởng. Anh Bảo Long - người yêu thích nhiếp ảnh chia sẻ khi được chứng kiến “biển mây” ở Hầu Chư Ngài: Mây trắng dày, đẹp chẳng kém gì “biển mây” Lảo Thẩn, Y Tý (Bát Xát)... Thậm chí, xác suất ngắm được mây ở đây còn nhiều hơn những địa điểm nói trên.

Có một Sa Pa nguyên bản ở Mường Hoa.jpg

Ngay cả những người cao tuổi nhất ở Hầu Chư Ngài cũng không nhớ rõ ngôi làng có từ khi nào, chỉ biết rằng bao đời nay nơi này đã là mảnh đất yên bình của đồng bào Mông đen. Thôn hiện có 138 hộ, trên 98% là người Mông. Địa hình ở đây chủ yếu là núi đá nên cuộc sống của người dân phụ thuộc vào nương đồi.

Đến Hầu Chư Ngài, du khách không chỉ được khám phá vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của núi rừng mà còn được trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào Mông. Con người ở đây mộc mạc, chất phác nên cách thích hợp nhất để trải nghiệm Hầu Chư Ngài là đi bộ để tận hưởng thiên nhiên trong lành, trò chuyện với người dân bản địa và trải nghiệm văn hóa của dân tộc Mông.

Dạo quanh Hầu Chư Ngài, không khó để bắt gặp hình ảnh các bà, các chị ngồi bên hiên nhà hoặc dưới gốc cây, trên tay là những tấm thổ cẩm nhiều màu sắc. Giống như phụ nữ dân tộc Mông những nơi khác, ở Hầu Chư Ngài, hầu hết phụ nữ biết thêu từ khi 12 - 13 tuổi. Trên hành trình khám phá ngôi làng nhỏ, chúng tôi ghé thăm nhà chị Giàng Thị Sú. Chị Sú vừa tròn 20 tuổi, tiếng phổ thông nói không sõi. Chị Sú khéo tay và chăm chỉ, nhiệt tình đưa cho khách xem những sản phẩm thổ cẩm do tay mình tự thêu. Thời điểm này, tranh thủ lúc nông nhàn, chị Sú mang kim, vải thêu thổ cẩm bên hiên nhà. Với vốn tiếng Việt ít ỏi, chị Sú chia sẻ: "Người Mông ở đây chỉ thêu thổ cẩm làm quần áo mặc, không ai đem bán. Mình tự tay thêu được 3 bộ rồi. Thêu tỉ mẩn và đẹp nhất là bộ quần áo để đón Tết, khi nào đi chơi mới mang ra mặc".

Ngoài thêu thổ cẩm, người Mông ở Hầu Chư Ngài còn giữ nghề se lanh, dệt vải, nhuộm chàm. Chỉ bước tới đầu thôn, du khách đã ngửi thấy mùi ngai ngái của nước chàm nhuộm vải. Những miếng vải chàm được phơi trên sào ở sân nhà những ngày có nắng. Là một trong những người cao tuổi trong thôn, bà Lý Thị Dụ cho biết: "Rảnh tay là tôi ngồi tước lanh. Chúng tôi tự trồng lanh, dệt sợi rồi nhuộm chàm để may trang phục".

3.jpg

Ngoài làm nương, se lanh, dệt vải, người Mông ở Hầu Chư Ngài còn có kho tàng văn hóa đặc sắc. Ông Giàng A Bàu là người biết nhiều bài khèn nhất thôn. Không nhớ rõ đã có bao nhiêu học trò nhưng nhiều người đã tìm đến ông Bàu để học khèn Mông. Gìn giữ và bảo tồn tiếng khèn của dân tộc vừa để phục vụ nhu cầu cuộc sống, vừa là giữ nét văn hóa đặc sắc mà ông cha để lại.

4.jpg

Điều kiện tự nhiên, cảnh quan, khí hậu ở Hầu Chư Ngài rất phù hợp để phát triển du lịch. Tuy nhiên, kiến thức, kỹ năng làm du lịch của người dân chưa có nên Hầu Chư Ngài mới chỉ là điểm đi qua trên cung đường du khách trekking chứ chưa là điểm dừng chân.

Nói đến việc phát triển du lịch ở nơi đây, anh Giàng A Chư, Trưởng thôn Hầu Chư Ngài có nhiều trăn trở: Chúng tôi mong nơi này có thêm nhiều người biết tới, du lịch phát triển để nâng cao đời sống của người dân. Phải gìn giữ cảnh quan bởi sự nguyên sơ, mộc mạc mới là điểm hấp dẫn nhất của Hầu Chư Ngài.

Chúng tôi mong nơi này có thêm nhiều người biết tới, du lịch phát triển để nâng cao đời sống của người dân. Phải gìn giữ cảnh quan bởi sự nguyên sơ, mộc mạc mới là điểm hấp dẫn nhất của Hầu Chư Ngài.

Anh Giàng A Chư, Trưởng thôn Hầu Chư Ngài

Nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm, muốn khám phá bản làng nguyên sơ, tìm hiểu văn hóa dân tộc thì Hầu Chư Ngài sẽ là địa chỉ thú vị trên hành trình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

“Đi cùng Mây” - đi cùng yêu thương

Không bắt đầu bằng hành trình check-in hay cà phê sáng sang chảnh, chuyến đi của nhóm bạn trẻ “đi cùng Mây” khởi đầu bằng… một nồi phở nghi ngút khói giữa vùng cao Bắc Hà. Trong căn bếp mộc mạc ở thôn Pả Chư Tỷ, xã Lùng Phình, những bạn trẻ tự tay nấu từng bát phở nóng để trao tặng các em nhỏ - những đứa trẻ chưa quen với mùi vị của một bữa sáng đủ đầy.

Sống chậm giữa phố biển

Sống chậm giữa phố biển

Đến Nha Trang (Khánh Hòa), đừng chỉ lướt trên bề mặt phố biển, choáng ngợp trước ánh đèn rực rỡ của khách sạn cao tầng dọc đường Trần Phú, Phạm Văn Đồng. Sau những giờ đắm mình trong biển xanh, thỏa sức vui chơi ở VinWonders, bay bổng cùng dù lượn, hãy dành thời gian len lỏi những con phố, hay đến với những vùng quê ở ngoại thành Nha Trang để cảm nhận nhịp sống nhẹ nhàng của phố biển. Vẫn còn có một Nha Trang rất khác, chờ đợi bạn khám phá.

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tài nguyên văn hóa thúc đẩy du lịch phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới

Tỉnh Yên Bái xác định "du lịch văn hóa" là sản phẩm đặc trưng, phát triển theo hướng lấy bản sắc văn hóa làm cảm xúc chủ đạo, nhân dân làm chủ thể, trải nghiệm du khách làm trung tâm. Do đó, thời gian qua, các cấp chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và người dân trong phát triển sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn di sản, hướng tới “biến di sản thành tài sản”, “biến tài nguyên văn hóa, thiên nhiên thành tài nguyên du lịch”.

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Sa Pa - "Thụy Sĩ của Việt Nam" gây sốt với du khách Hàn Quốc

Theo thông tin từ Công ty lữ hành Hana Tour – hãng du lịch lớn nhất Hàn Quốc – lượng đặt tour trọn gói đến Sa Pa (Lào Cai) trong nửa đầu năm 2025 đã tăng tới 333% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, trong tháng 1/2025, lượng khách Hàn đặt tour đến điểm đến vùng cao này tăng vọt 1.138%, đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục. 

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Về Thái Nguyên thăm trường dạy làm báo đầu tiên

Là căn cứ địa cách mạng, Thái Nguyên có nhiều “địa chỉ đỏ” lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc. Trong đó, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là cơ sở đào tạo báo chí đầu tiên và duy nhất của Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến.

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

Ba lô, máy ảnh và hành trình xuôi ngược sông Hồng

“Không phải lúc nào người ta cũng có cơ hội để xuôi ngược theo một dòng sông. Nhưng nếu được, hãy đi một lần. Vì đó không chỉ là hành trình về địa lý, với nhà báo đây còn là cơ hội để mình được dấn thân và thể hiện đam mê với nghề” - đó là những dòng tôi viết trong cuốn sổ nhỏ mang theo khi bắt đầu hành trình ngược xuôi theo dòng sông Mẹ.

fb yt zl tw