Truyện ngắn:

Chuyện của Súa

LCĐT - “Ai tóc dài, tóc rối bán đi”…

Câu rao của người mua tóc cứ văng vẳng bên tai Súa. Đút thêm khúc củi lửa lại cháy bùng lên, ấm nước trên bếp đã sôi ùng ục. Súa cũng không buồn nhấc xuống. Miên man trong dòng suy nghĩ giờ làm thế nào có tiền để đưa mẹ xuống viện khám, rồi thằng Hảng vào đầu năm học còn phải mua sách vở nữa, cái Sâu mới 4 tuổi mà bé còi cọc... Nhà Súa bị cắt hộ cận nghèo từ năm ngoái, nên không còn các khoản trợ cấp, học hết 12, Súa xin bố đi học tiếp mà bố không cho. Bảo con gái cần gì phải học nữa, ở nhà giúp đỡ bố mẹ mấy năm rồi đi lấy chồng, giờ cuộc sống của Súa cứ quẩn quanh lên nương, giặt giũ, nấu cơm, trông em. Nắng chiều chiếu xiên xiên qua phên nhà, những làn khói bồng bềnh lấp lánh bao bọc lấy khoảng không. Súa thấy cuộc sống chống chếnh và không có tương lai… Đó không phải là cuộc sống Súa mong muốn.

Tiếng cái Mỉ gọi ngoài cửa làm Súa bừng tỉnh khỏi dòng suy nghĩ.

- Mày hỏi bố chưa? Đang có đợt tuyển công nhân đấy.

- Tao chưa dám hỏi, mẹ tao đang ốm, nhà có ai làm việc đâu.

- Mày cứ chần chừ thế tao đi trước.

- Thực ra tao muốn đi học nghề hơn, chứ hôm trước tao nghe cô giáo nói, mình không có tay nghề, làm công nhân cho công ty được mấy năm là họ không cho làm nữa.

- Trời ạ, mày cứ nghĩ linh tinh. Tao chỉ tiếc mỗi cái là mày học giỏi mà lại đi làm công nhân thôi. Nhưng nếu mày không thích thì tao sẽ đi cùng cái Mẩy Pú, với thằng Dảo ở bản người Dao. Bọn tao hẹn nhau rồi, ở nhà khổ lắm.

- Ừ, mày để tao nghĩ đã.

Câu chuyện của Súa và Mỉ bị cắt ngang bởi tiếng người rao mua tóc lại quay lại

“Ai tóc dài, tóc rối bán đi”…

- Mỉ, hay tao bán tóc nhỉ?

- Mày hâm à, bán được bao nhiêu tiền.

- Nhưng ít nhất có tiền mua thuốc cho mẹ tao.

- Thôi, cắt làm gì để sang tháng tao đi làm, có lương tao gửi về cho mày mua thuốc cho mẹ. Mày đừng có lấy chồng sớm là được.

Minh họa của Trung Hiếu (Bảo tàng tỉnh Yên Bái)
Minh họa của Trung Hiếu (Bảo tàng tỉnh Yên Bái)

*  *  *

Mâm cơm đã dọn ra, cơn ho ập tới, mẹ Súa ho rũ người phải dựa vào cột nhà để thở, thằng Hảng chạy đến đấm lưng cho mẹ. Súa đang cho cái Sâu ăn, bát lổn nhổn chỉ có rau với mấy sợi mỳ tôm mà con bé ngồi ngoan ăn thun thút. Súa lại nghĩ đến những ngày ở trường nội trú, dù sao đó cũng là những ngày Súa thấy cuộc sống vui vẻ nhất, bao ước mơ của Súa lúc đó là đi học trường đại học này, học trường cao đẳng kia, rồi cuộc sống sẽ thay đổi. Nhưng cuối năm Súa học lớp 12, mẹ bị bệnh, bố suốt ngày uống rượu, lại thêm hai đứa em còn bé, bố nhất định không cho Súa đi học ở trường nào nữa... Có những lúc ngồi nghĩ lại giấc mơ học hành dang dở mà nước mắt Súa cứ chảy ra. Súa sợ nhất là những ngày đi chợ phiên, mấy đứa con trai cứ nhăm nhăm kéo Súa về làm vợ, may bố luôn đi trước xua đi. Nhưng có lần, Súa xuống chợ cùng mẹ, đã bị một đám thanh niên kéo bắt lên xe mặc cho Súa gào khóc van xin, may có anh Páo công an xã đến giải vây. Sau lần đó, Súa chỉ đi chợ cùng các cô, các chú, không đi một mình nữa. Dù đã được tuyên truyền là tục bắt vợ không được như trước, cần phải sống văn minh hơn, nhưng mấy đứa con trai trong bản vẫn thích trêu mấy đứa con gái, cứ thích là chạy tới kéo đi. Súa được đi học nên hiểu hơn về phong tục của người Mông, tục bắt vợ ngày xưa không nên duy trì nữa, nó chỉ làm khổ những người phụ nữ yếu đuối, phải sống bên cạnh người mình không có tình cảm.

Ước mơ của Súa vẫn là được đi học, trong những cuộc điện thoại của những người bạn được đi học gọi về, chúng nó kể về cuộc sống dưới thành phố, có vất vả nhưng được làm công việc mình thích, kiếm ra tiền nữa. Mỗi lần như vậy là cái chân Súa càng muốn đi ra khỏi bản, càng muốn thoát khỏi cuộc sống quẩn quanh này.

Tiếng bố say rượu chửi ông Xe từ cổng vào đến nhà, rồi bực tức mắng mấy đứa con, mắng vợ… Trước đây, bố Súa cũng tu chí làm ăn, trồng thảo quả, lên nương trồng lúa, nuôi con lợn, con gà. Nhưng từ ngày mẹ ốm, bố lại uống rượu nhiều hơn trước, bỏ mặc vợ con. Mẹ nhiều lần cãi nhau với bố, Súa cũng khuyên bố mà không được, nhà đã nghèo lại càng nghèo hơn.

Sau cơn ho của mẹ, Súa không muốn cho mẹ uống thuốc lá mãi nữa, Súa quyết định cắt mái tóc dài của mình đem bán. Súa với thằng Hảng đưa mẹ đi khám ở bệnh viện huyện, mẹ Súa được cho thuốc uống, Súa hy vọng nếu điều trị tốt bệnh của mẹ sẽ đỡ…

*   *   *

Gần đây, trong bản của Súa có nhiều người đến chơi, họ đi xem cuộc sống của những người dân ở đây. Bản Súa sống có những thửa ruộng bậc thang uốn quanh núi cong cong, vào mùa nước đổ với mùa lúa chín có nhiều thợ ảnh đến chụp. Hôm trước Súa đi dẫn nước vào ruộng, gặp chú thợ ảnh cứ bảo Súa đứng đó làm việc cho chú ấy chụp, chụp xong lại cho tiền Súa. Súa còn gặp đoàn khách nước ngoài, họ hỏi Súa và dùng kiến thức hồi đi học Súa đã nói chuyện với họ, họ rất vui vẻ.

Mấy hôm sau, bác trưởng bản đến nhà bảo Súa tham gia vào hỗ trợ phát triển du lịch của bản, sẽ có cán bộ văn hóa xuống. Súa thấy thích thú với công việc được giao, được tham gia công tác đoàn ở bản, bức ảnh của chú thợ ảnh hôm trước chụp Súa đứng bên ruộng lúa trở nên nổi tiếng, càng nhiều người đến thăm bản và muốn chụp ảnh Súa lúc làm việc như lúc nhuộm vải, phơi chăn... Mỗi lần như vậy Súa cũng thấy vui vì cuộc sống nơi bản làng im lìm này không còn buồn tẻ nữa, nhà anh Lử, chị Su đầu bản còn làm thành chỗ ở cho khách đến tham quan nghỉ lại, anh chị ấy còn nấu ăn cho khách nên có nhiều tiền. Mới gần sau một năm mà đã dựng được thêm cái nhà, có ti vi to và mấy cái xe máy cho khách thuê nữa. Thi thoảng lại có đợt các thầy cô ở trường nghề về dạy làm du lịch cộng đồng ở bản, Súa cũng đến học và được khen là nhanh nhẹn, thông minh, khéo tay. Từ đó làm Súa càng khao khát được đi học, được có kiến thức. Thằng Hảng mới học lớp 8 nhưng là đứa hiểu chuyện, nó rất ủng hộ Súa, giục Súa đi học. Mẹ càng thương Súa, ở nhà một năm lỡ hơn các bạn trong việc học hành và càng không muốn Súa lấy chồng sớm để vất vả như mẹ.

Sau những lời khuyên của mẹ, của bác trưởng thôn, bố Súa đã đồng ý cho Súa tham gia vào lớp học về du lịch được tổ chức dạy miễn phí cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Ở đây Súa hiểu hơn việc làm du lịch, được học và trang bị kiến thức, Súa muốn duy trì những bản sắc văn hóa tốt đẹp của bản mình và khai thác làm du lịch. Sau gần hai tháng đi học, Súa cùng với cái Hoa, chị Lan, anh Đồng trong bản về làm “nhà cộng đồng”, ở đây được những đồ vật trang trí đều từ thiên nhiên, Súa còn vận động những bà, những mẹ có tay nghề thêu thùa giỏi, đến ngồi thêu cho khách xem, những chiếc túi nhỏ xinh xinh, cái khăn trải bàn, những giỏ đựng đồ được đan khéo léo… Súa đã bán được cho khách đến tham quan và từ đó có thu nhập.

Mới sau 2 năm, Súa thấy cuộc sống nơi bản làng yên bình như được khoác lên một màu áo mới, đường đến bản đẹp hơn, cây được trồng nhiều hơn, những con suối chảy róc rách, đến mùa nước đổ rồi mùa lúa chín, mùa mây tràn khắp núi đồi ôm ấp từng nếp nhà, rồi mùa hoa đào nở hồng rực cả một thảm đồi… những cảnh đẹp ấy được ghi lại qua từng bức ảnh của những người nghệ sỹ tài hoa, nhờ đó mà bản của Súa càng được nhiều người biết đến. Đồi mận của nhà chị Sao giờ đông người đến chơi, chỉ có thu vé tham quan mùa hoa nở và mùa hái quả, mà nhà chị đã không còn được xếp vào hộ nghèo như mấy năm trước.

*   *   *

Tóc Súa giờ lại dài như trước, cô vấn lên và mặc bộ trang phục nguyên bản của người Mông đen, làn da khỏe khoắn và đôi mắt sáng, nụ cười tươi của cô đã trở thành nét đẹp của bản. Súa chuẩn bị xuống thành phố đi học lớp hướng dẫn du lịch trong hai năm do huyện cử đi. Bố không cản Súa nữa, mẹ ngồi nấu cơm bên bếp dặn dò Súa giữ sức khỏe, thằng Páo với cái Sâu loanh quanh chỗ Súa đang chuẩn bị đồ. Ngày mai Súa xuống trường, ngày mai Súa được gặp lại bạn bè cũ, ngày mai Súa được đi học và ngày mai nữa Súa sẽ trở về cùng với bản làng này thay đổi để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Cuộc đua nhạc số: Được và mất

Âm nhạc Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển sôi động, khi các nền tảng số như TikTok, YouTube... trở thành “sân khấu” chính cho nghệ sĩ lẫn khán giả. Mỗi tuần trôi qua lại xuất hiện một bản hit mới, một giai điệu phủ sóng mạng xã hội, hay một gương mặt nghệ sĩ trẻ bất ngờ vụt sáng. Thế nhưng, đằng sau bức tranh sôi động ấy là những trăn trở về giá trị nghệ thuật, về những tác phẩm có sức sống lâu bền với thời gian...

fb yt zl tw