Chương trình mục tiêu quốc gia: Nhiều cách làm hay từ cơ sở

Tại hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025 được tổ chức sáng 7/3, trong phần tham luận, các đại biểu đã chia sẻ nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, có sức lan tỏa trong triển khai các chương trình này. Báo Lào Cai lựa chọn giới thiệu một số mô hình, cách làm như thế.

La Pan Tẩn ngày càng nhiều lao động làm việc tại nước ngoài

Xã La Pan Tẩn, huyện Mường Khương thuộc danh sách những xã nghèo nhất tỉnh Lào Cai, đến hết năm 2024, nơi đây còn 40,4% số hộ thuộc diện nghèo và 44,3% số hộ diện cận nghèo.

z6382403143134-a6033f208d3476c190a4ae1d8f17a0c7.jpg
Các lao động ở xã La Pan Tẩn tham gia lao động ở nước ngoài.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, một trong những giải pháp của Đảng ủy, UBND xã là tạo việc làm với phương châm: Mỗi hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi lao động được tạo việc làm mới, có thu nhập ổn định. Hiện La Pan Tẩn có 2.040 lao động có độ tuổi từ 15 đến 60, chiếm 60% dân số toàn xã, lao động trên địa bàn có ưu điểm là cần cù, chịu khó, ham học hỏi. Thời gian qua, xã La Pan Tẩn tích cực phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lào Cai, Công ty hợp tác quốc tế Cema có trụ sở tại Hà Nội tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn xã.

z6382393461232-1a443316634bf9e2e2b8145ca9cd6f46.jpg
Lao động huyện Mường Khương làm việc tại Nhật Bản.

Đến nay, La Pan Tẩn đang có 20% lao động đang làm việc trong và ngoài tỉnh, đặc biệt trong năm 2024 có 10 lao động làm việc tại Đài Loan, 2 lao động làm việc tại Hàn Quốc, 4 lao động đang hoàn thiện thủ tục để xuất cảnh tới làm việc tại Nhật Bản. Điều đáng mừng là các công dân của La Pan Tẩn làm việc tại nước ngoài có mức lương ổn định, mức lương 30 đến 40 triệu đồng/tháng, lao động trừ chi phí sinh hoạt còn tiết kiệm 20 đến 30 triệu đồng mỗi tháng để gửi về cho gia đình. Nổi bật có anh Vàng Seo Dìn sau 10 tháng đi lao động tại Đài Loan đã gửi về cho gia đình hơn 300 triệu đồng. Hiện xã La Pan Tẩn đang có một số lao động đang học tiếng nước ngoài và chuẩn bị điều kiện tham gia làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản.

Huyện nghèo Si Ma Cai sớm hoàn thành xóa nhà tạm

060a0021.jpg
Người dân Si Ma Cai chủ động đăng ký xóa nhà tạm.

Là địa phương thuộc diện 74 huyện nghèo nhất cả nước, lại xa trung tâm tỉnh nhưng Si Ma Cai đã có nhiều nỗ lực trong hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai. Giữa năm 2024, sau khi tỉnh phát động đợt thi đua, huyện Si Ma Cai đã đề ra mục tiêu hoàn thành việc xóa nhà tạm trên địa bàn trước năm 2025, vượt 6 tháng so với yêu cầu của tỉnh và trước 1 năm so với mục tiêu của Chính phủ. Đến cuối tháng 12/2024, huyện Si Ma Cai đã hoàn thành hỗ trợ sửa chữa, làm mới 628 ngôi nhà (đạt 100%) với tổng mức đầu tư 87 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 32,6 tỷ đồng, số còn lại Nhân dân đối ứng.

060a0026.jpg
Người dân xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai đối ứng xây dựng nhà ở kiên cố.

Kinh nghiệm của huyện Si Ma Cai là: Nêu cao sự lãnh đạo, vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, cùng với đó là phân loại từng đối tượng để thuyết phục, vận động và hỗ trợ; trong công tác triển khai là xây dựng kế hoạch sát thực, có các mốc thời gian hoàn thành cụ thể, chi tiết để phấn đấu; khi phát sinh những khó khăn tại cơ sở cần kịp thời báo cáo, bàn bạc, chủ động tìm cách tháo gỡ, giải quyết. Ngoài ra, huyện Si Ma Cai cũng rất coi trọng việc huy động nguồn lực thực hiện, yếu tố mang tính quyết định sự thành, bại của chương trình.

Bảo Yên: Nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất hiệu quả

img-1694.jpg
Bà con xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên chuẩn bị cây quế giống.

Nổi bật về giải pháp triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Bảo Yên thời gian qua là việc hỗ trợ phát triển sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị. Nhờ đó đến nay, huyện Bảo Yên đã hình thành các vùng sản xuất tập trung có quy mô lớn như vùng quế có diện tích 24.400 ha, trong đó 500 ha đạt chứng nhận hữu cơ chuẩn châu Âu; vùng trồng chè 284 ha, vùng trồng chuối hơn 300 ha, hơn một nửa diện tích được liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; diện tích cây ăn quả các loại có diện tích 260 ha.

img-1435.jpg
Nông dân xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên thu hoạch quế.

Về các mô hình, dự án, từ năm 2021 đến nay, huyện Bảo Yên dành 29 tỷ đồng để hỗ trợ triển khai 10 dự án liên kết sản xuất, riêng năm 2024 giải ngân 12 tỷ đồng. Đánh giá của huyện là các dự án, mô hình được hỗ trợ đã trực tiếp góp phần nâng cao giá trị, đóng góp tích cực vào hoàn thành các mục tiêu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia và kích thích việc nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh. Toàn huyện Bảo Yên hiện có 76 cơ sở chế biến các sản phẩm nông - lâm sản, tạo việc làm trực tiếp cho hàng nghìn lao động trên địa bàn. Đến nay, huyện có 44 sản phẩm OCOP, trong đó 7 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao.

Sa Pa phát huy hiệu quả Dự án 8

Triển khai nội dung về bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (Dự án 8), Hội Liên hiệp Phụ nữ Sa Pa đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, có sức lan tỏa mạnh.

img-4413.jpg
Chương trình giao lưu kết nối giới thiệu mô hình phụ nữ phát triển kinh tế hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người tổ chức tại thị xã Sa Pa.

Điển hình là việc xây dựng các mô hình truyền thông phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống tảo hôn bằng 3 thứ tiếng: tiếng phổ thông, tiếng Dao và tiếng Mông. Ngoài các kênh chính thống, cơ bản, Hội Phụ nữ thị xã Sa Pa còn tổ chức chuyển tải thông tin trên các nền tảng mạng xã hội những cuộc thi, giao lưu về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, phụ nữ.

img-4407.jpg
Phụ nữ thị xã Sa Pa tham gia phát triển kinh tế, thương mại.

Phát huy hiệu quả các mô hình, thời gian tới, Hội Phụ nữ thị xã Sa Pa có kế hoạch tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” trong xóa định kiến, khuôn mẫu về giới trong gia đình và cộng đồng; tổ chức tập huấn cho cán bộ cơ sở và tổ chức sơ kết, đánh giá, bổ sung các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, nhất là qua các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh đó là thúc đẩy các cơ chế phối hợp; vận dụng chính sách trong lồng ghép nguồn lực; lập kế hoạch cho các tiểu dự án; nâng cao năng lực cán bộ phong trào tại cơ sở.

Gia Phú - chuyển đổi số trên 4 nền tảng cơ bản

img-2215.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Bảo Thắng tham quan mô hình thôn thông minh tại xã Gia Phú.

Gia Phú là xã đầu tiên của tỉnh Lào Cai triển khai mô hình thôn thông minh gắn với chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, mô hình đang duy trì hạ tầng số với 23 máy tính kết nối internet, mô hình có 22 công chức tham gia được cấp Chứng chỉ "Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin". Về hạ tầng, xã hiện có 25 camera giám sát được kết nối với hệ thống IOC của tỉnh; 5 cụm loa thông minh; 14 điểm phát sóng wifi công cộng; thành lập 14 mô hình tổ công nghệ số cộng đồng thôn và mô hình “Thôn thông minh” tại thôn Đông Căm.

img-2324.jpg
Có 22 công chức, viên chức xã Gia Phú được cấp Chứng chỉ "Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin".

Đối với chính quyền số, hiện xã Gia Phú đang ứng dụng triệt để công nghệ số vào quản lý văn bản điều hành, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, tổ chức hội nghị trực tuyến có truyền hình ảnh... Hiệu quả rõ rệt là tăng tính minh bạch trong các hoạt động của chính quyền địa phương, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thông tin điều hành và thực hiện các thủ tục hành chính. Đối với kinh tế số, hiện trên địa bàn có 1 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong thông tin quảng bá, giao dịch thương mại điện tử 11 sản phẩm OCOP. Về xã hội số trong xây dựng nông thôn mới, xã Gia Phú đang vận hành tích cực 25 camera giám sát an ninh tại các điểm giáp ranh, chợ, đầu mối giao thông, các hộ dân có lắp camera thường xuyên trích xuất, cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng giải quyết các vụ, việc xảy ra; ứng dụng phần mềm học bạ số trong các trường học và quản lý hồ sơ sức khỏe Nhân dân tại trạm y tế xã.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống

Chiều 7/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội và chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68).

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Triển vọng nuôi gà Ai Cập đẻ trứng

Trước đây, kinh tế gia đình anh Hoàng Văn Kiên, chị Hoàng Thị Xuyến, xã Xuân Hòa (Bảo Yên) chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Nhiều lần anh chị tìm hướng phát triển kinh tế mới nhưng tính đường nào cũng vướng: muốn chuyển sang trồng trọt chuyên canh thì diện tích đất sản xuất không đủ; chuyển sang chăn nuôi lợn, gà thịt thì giá bấp bênh và không cạnh tranh được với những hợp tác xã, hộ chăn nuôi lâu năm...

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình quy mô lớn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế-xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2025).

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Thị trường thiết bị làm mát tại Lào Cai bắt đầu sôi động

Những ngày đầu tháng 5, tại Lào Cai đã có những đợt nắng nóng khiến nhu cầu mua sắm các thiết bị làm mát như quạt hơi nước, máy điều hòa có chiều hướng tăng, đưa thị trường điện máy bắt đầu vào mùa cao điểm. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng và siêu thị điện máy trên địa bàn thành phố cho thấy sức mua tăng từ 30% - 50% so với các tháng trước.

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

[Ảnh] Bên trong xưởng sửa chữa những siêu xe tải ở Mỏ tuyển đồng Sin Quyền

Phía sau những siêu xe tải hằng ngày cõng trên mình cả trăm tấn đất đá, quặng đồng leo đèo, vượt dốc trên khai trường là những kỹ sư, công nhân ở xưởng sửa chữa cần mẫn, tỉ mỉ bảo dưỡng, chăm chút từng chi tiết. Mỗi chiếc xe rời xưởng, vận hành an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cho đơn vị là niềm vui lớn nhất đối với mỗi người thợ nơi đây.

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Chuẩn bị Lễ khởi công, khánh thành các dự án quy mô lớn và triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 57/CĐ-TTg ngày 5/5/2025 về công tác chuẩn bị tổ chức Lễ khởi công, khánh thành các dự án, công trình quy mô lớn và chuẩn bị tổ chức triển lãm các thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Toàn văn Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết sẽ tạo đòn bẩy giúp Khu vực kinh tế tư nhân phát triển, trở thành "một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia".

fb yt zl tw